Thành lập công ty thẩm mỹ là quá trình thành lập một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ, cung cấp các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc da, tóc, móng tay, phun xăm, thêu chân mày, nối mi, thẩm mỹ nội khoa, thẩm mỹ răng, thẩm mỹ phẫu thuật, và các dịch vụ khác có liên quan đến việc cải thiện ngoại hình và tăng cường sức khỏe của khách hàng.
Thành lập công ty thẩm mỹ đòi hỏi chủ sở hữu phải có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực thẩm mỹ, và cần phải đáp ứng các yêu cầu về văn phòng, tài chính, quản lý, kinh doanh và pháp lý.
Vậy hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây để cùng VnLaw tìm hiểu về quy trình để thành lập công ty thẩm mỹ bạn nhé!
Các bước để thành lập công ty thẩm mỹ
![Các bước thành lập công ty thẩm mỹ](https://luatdoanhnghiep.com/wp-content/uploads/2023/04/Cac-buoc-thanh-lap-cong-ty-tham-my-1024x576.jpg)
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ thành lập công ty thẩm mỹ bao gồm:
- Đơn xin giấy phép hoạt động.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài.
- Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề của tất cả những nhân viên hành nghề và danh sách đăng ký của phòng khám.
- Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của phòng khám.
- Hồ sơ nhân sự của người làm công việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám không phải cấp chứng chỉ hành nghề.
- Giấy tờ chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: phòng khám đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn; danh mục kỹ thuật thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên khoa do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành.
Bước 2: Người đăng ký nộp hồ sơ lên Sở Y tế.
Có thể thực hiện nộp hồ sơ theo 3 cách:
- Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
- Nộp trực tiếp.
- Nộp qua đường bưu điện đến trụ sở Sở Y tế tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ.
Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của công ty thẩm mỹ, Sở Y tế tiến hành các việc sau:
- Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trực tuyến sau khi tiếp nhận hồ sơ, gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ trực tuyến cho người nộp hồ sơ.
- Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi ngay hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động theo phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ; Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động và phiếu tiếp nhận hồ sơ.
![Công ty thẩm mỹ](https://luatdoanhnghiep.com/wp-content/uploads/2023/04/cong-ty-tham-my-1024x723.jpg)
Bước 4: Sở Y tế xem xét, thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ
cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét, cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu trường hợp không cấp giấy phép hoạt động phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì thực hiện theo thủ tục sau:
- Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ; cơ quan tiếp nhận hồ sơ; cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn thiện hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ văn bản nào cần bổ sung, nội dung nào cần sửa đổi.
- Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn thiện hồ sơ; cơ sở khám bệnh; xử lý mà hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động phải bổ sung; sửa đổi theo nội dung đã ghi trong văn bản và gửi cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
- Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung; nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không yêu cầu sửa đổi, bổ sung bằng văn bản; bổ sung phải được cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn 45 ngày; nếu không cấp văn bản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu nhưng cơ sở đề nghị không bổ sung giấy phép hoạt động; nếu hồ sơ bổ sung không đạt yêu cầu thì phải làm lại thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động lại từ đầu.
Bước 5: Nhận kết quả
Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động phòng khám thẩm mỹ cho người đăng ký.
Xem thêm Luật lao động TẠI ĐÂY.
Trên đây là bài viết toàn bộ nội dung về các bước để thành lập công ty thẩm mỹ. Nếu bạn quan tâm các thông tin liên quan đến Luật kinh doanh hay ghé thăm trang web https://luatdoanhnghiep.com/ để tìm hiểu thêm hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi bạn nhé!