Tranh chấp kinh tế được coi là tranh chấp phổ biến trong kinh doanh và thương mại. Vậy có những phương thức thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế nào? Bài viết này của VnLaw sẽ đi sâu vào vấn đề này để bạn có thể hiểu rõ hơn nhé!
Tranh chấp hợp đồng kinh tế được hiểu như thế nào?
Tranh chấp kinh tế là một quy định trong pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Nó được sử dụng trong các Bộ luật tố tụng dân sự và có tên là tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Do đó, có thể hiểu tranh chấp hợp đồng kinh tế là những tranh chấp về kinh doanh và thương mại. Tranh chấp này diễn ra do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Có những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế nào?
Thông qua thương lượng
Đây là phương thức đầu tiên được lựa chọn để giải quyết tranh chấp này. Cách này cũng được áp dụng khá phổ biến. Nó tôn trọng quyền của các bên trong thỏa thuận nên Nhà nước rất khuyến khích việc áp dụng phương pháp này. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 50% các vụ giải quyết tranh chấp đều sử dụng phương pháp thương lượng để giải quyết.
Thông qua hòa giải
Tức là hình thức giải quyết thông qua một trung gian để cùng nhau đi đến một phương án giải quyết thống nhất. Thông thường kết quả của hình thức này là cả hai bên đều có lợi. Và họ đều tự nguyện thực hiện để đạt được kết quả cuối cùng.
Thông qua trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại cũng là một hình thức giải quyết thông qua trung gian hòa giải. Khi tranh chấp đã hoặc sẽ xảy ra, hai bên có thể lựa chọn trọng tài để giải quyết. Trọng tài sẽ xem xét các điều kiện trong tranh chấp và đưa ra phương án giải quyết. Tuy nhiên, việc có chấp nhận kết quả hay không vẫn phụ thuộc vào quyết định của cả hai bên. Thêm nữa, khi sử dụng trọng tài thương mại, bạn có thể giải quyết cả những tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Thông qua tòa án
Khi không thể thương lượng hay hòa giải thì phương thức giải quyết bằng tòa án sẽ được áp dụng. Hình thức này mang yếu tố pháp lý. Do đó, hai bên không có quyền phản đối kết quả và phải bắt buộc thi hành khi tòa án đưa ra kết quả cuối cùng. Trong thời hạn 15 ngày, nếu bên nào không đồng ý với kết quả thì cần làm đơn kháng cáo và cung cấp bằng chứng.
Thêm nữa, trong khi sử dụng phương thức này, các bên không có quyền yêu cầu gì mà chỉ cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. Sau đó sẽ do toàn bộ người của bên Tòa án làm việc và triệu tập khi cần hoặc trọng phiên xét xử.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Hồ sơ cần chuẩn bị cho thủ tục này:
– Đơn khởi kiện theo mẫu. Cụ thể là mẫu số 23 Nghị quyết 01 năm 2017 của Hội đồng thẩm phán về ban hành một số biểu mẫu tố tụng dân sự.
– Hợp đồng kinh tế hoặc các tài liệu khác có liên quan, tài liệu giao dịch có giá trị tương đương hợp đồng kinh tế
– Biên bản bổ sung, các phụ kiện, phụ lục nếu có
– Tài liệu để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng như thế chấp tài sản, cầm cố,… nếu có
– Tài liệu thực hiện hợp đồng. Có thể là giao nhận hàng, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, công nợ còn tồn đọng,…
– Các tài liệu liên quan đến tư cách pháp lý của người khởi kiện, đương sự có liên quan. Có thể kể đến như giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoặc điều lệ hoạt động, người đại diện doanh nghiệp.
– Tài liệu giao dịch khác nếu được yêu cầu.
– Bản kê khai tài liệu kèm theo đơn kiện. Cần ghi rõ số bản chính và bản sao trong tờ khai.
Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Bước 1: Bạn nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án. Có thể thực hiện việc này bằng 3 cách sau:
– Mang đến và nộp trực tiếp tại Tòa án
– Gửi đến cho Tòa án thông qua đường bưu điện
– Gửi theo hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án khu vực nếu có.
Bước 2: Thụ lý vụ án
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét đơn. Nếu không hợp lệ hoặc chưa đủ thì Tòa án sẽ có yêu cầu bổ sung. Trong trường hợp đủ:
– Tòa án thông báo về yêu cầu nộp tạm ứng án phí
– Người khởi kiện cần nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang nộp lại cho Tòa án.
– Sau khi nhận được biên lai đóng tạm án phí thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
– 2 tháng kể từ khi ngày thụ lý vụ án. Tuy nhiên nếu vụ án quá phức tạp thì Tòa án sẽ gia hạn chuẩn bị xét xử. Tuy nhiên không quá 1 tháng.
– Nếu có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết thì thời hạn chuẩn bị sẽ tính lại từ ngày tiếp tục giải quyết vụ án.
Bước 4: Đưa vụ tranh chấp ra xét xử sơ thẩm
Trong 1 tháng từ ngày ra quyết định xét xử vụ án thì Tòa án phải mở phiên tòa xét xử. Nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này chuyển thành 2 tháng.
Xem thêm:
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng bạn nên biết?
- Đâu là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp hợp đồng?
Trên đây là toàn bộ thông tin về các phương thức thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế mà VnLaw muốn chia sẻ tới bạn. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ thì có thể liên lạc ngay với VnLaw chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.