Trên đà phát triển của nền kinh tế – xã hội, hiện nay tranh chấp hợp đồng xảy ra ngoài ý muốn của các chủ thể khi tham gia hợp đồng lao động diễn ra rất phức tạp trong các giao dịch. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề có những loại hình tranh chấp hợp đồng phổ biến nào hiện nay, VN Law sẽ giải đáp qua bài viết này nhé!
Khái niệm về tranh chấp hợp đồng
Tranh chấp hợp đồng là sự xung đột hay mâu thuẫn giữa các bên về việc không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được thoải thuận trong hợp đồng đã thỏa hiệp.
Yếu tố tạo nên tranh chấp hợp đồng
Một số yếu tố có thể kể đến ảnh hưởng đến việc tranh chấp hợp đồng như:
- Một trong hai bên vi phạm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng
- Bất đồng ý kiến trong việc giải quyết hậu quả khi vi phạm dẫn đến tranh chấp
- Thỏa thuận dưới các hình thức khác nhau (miệng, văn bản, hành vi) – hợp đồng đôi bên
Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng phổ biến
- Phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng giữa đôi bên
- Gắn liền với các lợi ích các bên và mang yếu tố tài sản trong tranh chấp
- Việc không thực hiện các nghĩa vụ của một trong các bên làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại
>>> Tìm hiểu ngay: Có những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nào?
Một số loại tranh chấp hợp đồng phổ biến
Tranh chấp hợp đồng dân sự
Các loại tranh chấp hợp đồng dân sự phổ biến là chủ yếu tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hôn nhân…
Ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng gia công…
Mặc dù giữa các bên đã thỏa thuận hợp đồng ngay từ trước nhưng trong quá trình hực hiện không tránh khỏi những sai sót dẫn tới tranh chấp phát sinh. Có thể kể đến các tranh chấp thường gặp như:
- Thời điểm giao hàng
- Thời điểm thanh toán
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản
- Chất lượng hàng hóa
- Giá cả và phương thức thanh toán…
Tranh chấp hợp đồng tín dụng, cho vay tài sản
Tranh chấp hợp đồng tín dụng, cho vay tài sản là sự bất đồng ý kiến của một hoặc cả hai bên về quyền thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng vay. Hoặc cũng có thể xảy ra các phát sinh tranh chấp từ nội dung hợp đồng, giải thích từ ngữ, thực hiện hợp đồng…
Có các loại tranh chấp hợp đồng tài sản như sau:
- Chủ thể ký kết hợp đồng
- Không có giấy giao nhận tiền
- Bên vay trả tiền chậm
- Lãi suất cho vay
- Tài sản bảo đảm khi vay
Tranh chấp hợp đồng lao động
Theo khoản 1 điều 179 Bộ Luật lao động năm 2019 thì tranh chấp hợp đồng lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập; thực hiện chấm dứt quan hệ lao động…
Khoản 2 Điều 179 Luật lao động 2019 quy định:
Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Tranh chấp hợp đồng thương mại
Là sự mâu thuẫn giữa các chủ thể về việc không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng gây thiệt hại tới lợi ích của các bên.
- Chủ thể: Các bên tranh chấp đều có thể đăng ký kinh doanh
- Mục đích tham gia: Các bên tranh chấp đều có mục đích tìm kiếm lợi nhuận
Tranh chấp thương mại có đặc điểm là các bên bán và bên mua đều là các thương nhân. Theo điểm b Khoản 1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các thủ tục sơ thẩm về tranh chấp thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 30.
>>> Xem thêm:
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại như thế nào?
- Giải quyết tranh chấp là gì? Các phương thức giải quyết tranh chấp
- Quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động