Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có được phép cho doanh nghiệp khác vay tiền hay không?

Câu hỏi:

Công ty tôi không phải là một tổ chức tín dụng, tuy nhiên, chúng tôi có ý định ký Hợp đồng cho một doanh nghiệp khác vay, lãi suất bằng với lãi suất gửi ngân hàng. Do chúng tôi chưa tìm hiểu pháp luật nên một số cá nhân có cho rằng chúng tôi sẽ vi phạm pháp luật nếu không phải tổ chức tin dụng và không được phép cho vay. Tôi muốn biết công ty tôi có được phép cho vay không và nếu được phép thì lãi suất cho phép là bao nhiêu. 

Mong Luật sư có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi.

Trả lời:

  • Vấn đề: Doanh nghiệp có được phép cho vay tiền?

Pháp luật Việt Nam không cấm các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không được thực hiện cho vay. Tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế nhất định đối với doanh nghiệp trong trường hợp này.

Các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuế có quy định hướng dẫn việc cho vay của các tổ chức phi tín dụng như sau:

  • Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt

Điều 4. Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng

1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

  • Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

…..

8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:

b) Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

….”

  • Bộ luât Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng vay tài sản cũng không cấm doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng cho vay.

Về việc các hoạt động cho vay của doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định:

“Điều 8. Quyền hoạt động ngân hàng

Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.”

Tại khoản 12 điều 4 Luật các tổ chức tin dụng 2010, quy định về hoạt động ngân hàng như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

….

12. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

a) Nhận tiền gửi;

b) Cấp tín dụng;

c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Về hoạt động cấp tín dụng, khoản 11 Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

11. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (L/C) và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả việc cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật.”

Trong đó các hoạt động cấp tín dụng có bao gồm hoạt động cho vay.

Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì hoạt đông kinh doanh, cung ứng này phải diễn ra thường xuyên. Như vậy, có thể hiểu rằng việc cho vay chỉ được coi là hoạt động ngân hàng khi nó mang tính kinh doanh và diễn ra thường xuyên, bên cho vay coi đó như một hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận và việc cho vay diễn ra liên tục.

Trường hợp, doanh nghiệp sử dụng tiền để cho doanh nghiệp khác vay lại với lãi suất bằng lãi suất tiền gửi và hoạt động này không diễn ra thường xuyên thì không bị coi là hoạt động ngân hàng và không vi phạm Luật các tổ chức tín dụng.

Như vậy, có thể khẳng định việc cho vay giữa hai doanh nghiệp phi tín dụng là hoàn toàn hợp pháp nếu việc cho vay đó không diễn ra thường xuyên và không mang tính chất kinh doanh.

  • Vấn đề: Lãi suất cho vay

Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tính lãi suất khi doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác cho vay như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng vay không được quá 20%/ năm. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn.

Căn cứ vào quy định trên, doanh nghiệp lưu ý về thỏa thuận lãi suất vay trong hợp đồng vay.

____________________________

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt 

Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

 

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết