Các chính sách đầu tư hiệu quả đem lại cho Việt Nam một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư này được gọi là các doanh nghiệp FDI. Vậy doanh nghiệp FDI là gì? Bài viết này của VnLaw sẽ chia sẻ những điều bạn cần biết về loại doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp FDI là gì?
FDI là viết tắt của từ Foreign Direct Investment. Có thể hiểu đây là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn đó cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay, FDI trở thành hình thức đầu tư phổ biến trên cả thế giới và Việt Nam. Có thể chia FDI thành 2 loại:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp liên doanh giữa trong nước và nước ngoài
Một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI khi nào?
Nói một cách đơn giản chính là khi doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và không cần xem xét xem nguồn vốn đó chiếm tỷ lệ bao nhiêu trên tổng số vốn. Sử dụng loại hình doanh nghiệp này giúp cho đa dạng hóa mô hình kinh doanh và tối ưu chi phí, đem lại lợi nhuận. Với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được những công nghệ mới nhất. Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Các hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp có 100% vốn FDI
Loại hình này ở Việt Nam không quá phổ biến. Là hình thức dưới dạng thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân hình thành mục đích khác của chủ đầu tư tại nước sở tại. Mặc dù doanh nghiệp hoạt động dưới sự điều hành của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào môi trường kinh doanh của từng quốc gia.
Hợp tác theo hợp đồng liên doanh
Hợp đồng này do hai hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở liên doanh hoặc kxy kết hiệp định của chính phủ Việt Nam và nước ngoài. Hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Đầu tư theo hình thức BOT – xây dựng, vận hành, chuyển giao
Hình thức mà các nhà đầu tư nước ngoài liên kết với cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian để hu hồi lại vốn. Đồng thời thu mức lợi nhuận hợp lý. Cuối cùng là chuyển giao không bồi hoàn công trình đã thực hiện cho nước chủ nhà.
Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Hình thức này gần giống hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài này sẽ thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Kế đó để người Việt hoặc người nước ngoài làm việc ở đó. Trong đó, toàn bộ vốn của chi nhánh là của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Vai trò của doanh nghiệp FDI
- Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước
- Nguồn vốn được người nước ngoài quản lý nên hiệu quả sử dụng vốn ở mức cao
- Năng suất được nâng cao, giảm giá thành để phù hợp với túi tiền của người dân (do không phải đóng phí mậu dịch)
- Tiếp nhận các công nghệ hiện đại và kinh nghiệm kinh doanh của chủ đầu tư
Xem thêm:
- Thành lập công ty con ở nước ngoài cần chuẩn bị những gì?
- Tổng hợp những ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
Trên đây là toàn bộ những điều mà bạn cần biết về doanh nghiệp FDi.Mong rằng với những thông tin mà VnLaw vừa cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại hình doanh nghiệp này. Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn đầu tư ra nước ngoài thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự giải đáp tốt nhất.