Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không? Lý do tại sao doanh nghiệp lại tạm dừng kinh doanh? Quy định xử phạt thế nào nếu doanh nghiệp không thông báo?
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là doanh nghiệp tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp sẽ không được thực hiện kinh doanh như trao đổi hàng hóa, mua bán, ký kết hợp đồng trên thị trường. Đây được xem như là cơ hội giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn gặp phải và tìm cách xử lý nhanh chóng kịp thời.
Sau khoảng thời gian không quá 2 năm hết hạn tạm dừng kinh doanh, doanh nghiệp phải quay trở lại hoạt động nếu không sẽ phải làm các thủ tục chuyển nhượng hoặc giải thể.
Lý do doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh
Trên đà phát triển của thị trường kinh tế, các doanh nghiệp dần càng thành lập ra nhiều, bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm dừng kinh doanh. Vậy lí do xuất phát từ đâu? Chúng mình có thể điểm qua một số lí do thường gặp:
- Sự biến động nền kinh tế và khủng hoảng thế giới
- Thay đổi bộ phận nhân sự, cơ cấu hoạt động, thay đổi địa điểm kinh doanh
- Vốn ban đầu nhỏ gặp sự cố ngoài dự kiến
- Hiệu quả kinh doanh thấp nên tạm ngừng kinh doanh để tìm kiếm cơ hội mới với sự đầu tư các ngành nghề khác
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo thì xử lý như thế nào?
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Sở kế hoạch và đầu tư, trong đó nêu rõ nguyên nhân và thời gian tạm ngừng chậm nhất là 15 ngày trước khi tạm ngừng. Trường hợp doanh nghiệp không có thông báo mà tự ý tạm ngừng sẽ phải chịu hậu quả nặng nề theo quy định của pháp luật như sau:
Theo Điều 32, nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có nêu rõ hành vi vi phạm về việc không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng kinh doanh hay tiếp tục kinh doanh như sau:
+ Doanh nghiệp có thể bị Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn theo quy định với cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.
+ Trường hợp văn phòng chi nhanh đại diện cho doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh nhưng không thực hiện việc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh nếu doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 1 năm trở lên mà không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành.
Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Đối với các doanh nghiệp thực hiện tạm dừng kinh doanh, nghĩ vụ về thuế cần thực hiện như sau:
Theo khoản 3, Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định: “Trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nộp đủ số thuế còn nợ; phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ và hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với các bên đối tác kinh doanh, người lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”
Điều này đồng nghĩa với việc pháp luật không cấm việc doanh nghiệp đang nợ thuế tạm ngừng kinh doanh. Doanh nghiệp nợ thuế vẫn được phép tạm ngừng và trong thời gian tạm ngừng doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ hoàn thành các khoản nợ về thuế liên quan. Nếu doanh nghiệp nộp chậm có thể bị thanh tra thuế bởi các tổ chức chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra thuế.
Trên đây là thông tin chi tiết về câu hỏi doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không theo quy định mới nhất năm 2023 mà Vn Law cập nhật được. Hi vọng sẽ hỗ trợ bạn được một phần nào trong quá trình làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh của cá nhân, tổ chức; mọi chi tiết xin liên hệ đến hotline: 09.888.999.26!