DOANH NGHIỆP

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp

Trong nội bộ của doanh nghiệp, mâu thuẫn hoặc tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Quá trình giải quyết tranh chấp nội bộ cũng cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định. Cụ thể như thế nào, hãy cùng VnLaw tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé!

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Nguyên tắc 1: Giải quyết tranh chấp theo tinh thần thiện chí

Nguyên tắc này giải thích việc các bên cần có thiện chí để giải quyết tranh chấp vì lợi ích chung của công ty. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro do các bên đang tranh chấp đã tự làm yếu đi doanh nghiệp của mình. Từ đó, giảm thiệt hại gây ra cho các bên về kinh tế, uy tín cũng như quan hệ khách hàng.

Nguyên tắc 2: Giải quyết tranh chấp theo hướng hòa giải

Nguyên tắc này khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thông qua một trung gian hòa giải ở bên thứ ba. Như thế sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho các bên hơn là việc sử dụng đến cơ quan tài phán. Tuy nhiên, nếu việc hòa giải không đạt được hiệu quả thì mới sử dụng đến cơ quan này.

Nguyên tắc 3: Giải quyết tranh chấp không qua cơ quan quản lý hành chính

Các bên sẽ được nhìn từ góc độ thủ tục hành chính. Tốt hơn hết là không nên yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết, bởi lẽ cơ quan này sẽ nhìn nhận sự việc theo góc độ mà cơ quan này quản lý. Do đó vừa không thể giải quyết tranh chấp một cách triệt để giữa các bên lại có thể thổi bùng lên hàng loạt các tranh chấp khác.

Nguyên tắc 4: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Khi có tranh chấp phát sinh, doanh nghiệp nên giải quyết chúng bằng trọng tài thương mại để tranh chấp có thể được giải quyết nhanh chóng, từ đó ổn định hoạt động cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không thể thỏa thuận bằng trọng tài thì VnLaw vẫn khuyến khích phương án giải quyết bằng tòa án.

Nguyên tắc 5: Giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và kịp thời để đảm bảo hạn chế sự gián đoạn cho quá trình sản xuất, kinh doanh của nội bộ doanh nghiệp

Nguyên tắc này chính là cách để hạn chế ảnh hưởng của tranh chấp đến hoạt động và sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chú ý việc giải quyết tranh chấp nên càng nhanh chóng, triệt để thì càng tốt. Qua đó có thể dứt điểm và đạt hiệu quả nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên.

Trên thực tế, trong quá trình giải quyết tranh chấp doanh nghiệp không chỉ cần thực hiện theo các nguyên tắc trên mà còn cần chú ý đến uy tín, hình ảnh, thương hiệu cũng như yếu tố liên quan đến việc giữ gìn bí mật kinh doanh.

Xem thêm:

Trên đây là những nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong nội bộ của một doanh nghiệp mà VnLaw muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn cần thêm các thông tin khác liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. 

Công ty Luật TNHH Đại Việt

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc

Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn

Dịch vụ khác

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ Khi hết thời hạn hoạt động của Dự án đầu tư mà Nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư cần thực hiện gia hạn....
Xem chi tiết