Hộ kinh doanh cá thể có phải đóng thuế không?
Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh đang khá phổ biến ở nước ta. Rất nhiều gia đình đã lựa chọn hình thức kinh doanh này làm nguồn thu nhập chính cho gia đình. Vậy hộ kinh doanh cá thể là gì? Có phải đóng thuế không vẫn luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Xem ngay bài viết dưới đây, VnLaw sẽ cho bạn biết thêm về loại hình kinh doanh đặc biệt này!
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Luật doanh nghiệp 2020 không đề cập về định nghĩa của hộ kinh doanh cá thể (hộ kinh doanh). Tuy nhiên đến năm 2021, tại khoản 1 Điều 79 Nghị đinh 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp đưa ra khái niệm như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Có thể hiểu đơn giản hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh. Trong đó một cá nhân hoặc một nhóm các thành viên trong gia đình đăng ký thành lập. Các cá nhân đó chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Đặc điểm của một hộ kinh doanh cá thể
Từ khái niệm trên, chúng ta rút ra được một số đặc điểm sau:
Đối tượng thành lập
Hộ kinh doanh phải do một cá nhân, nhóm người hoặc một hộ gia đình là công dân Việt Nam làm chủ. Nhóm người hoặc hộ gia đình sẽ cử ra một người có đủ điều kiện làm đại diện giao dịch với bên ngoài.
Hoạt động kinh doanh
Hộ kinh doanh hoạt động với tính chất chuyên nghiệp. Thu nhập chính sẽ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của họ.
Hộ kinh doanh không được coi như một doanh nghiệp
Mặc dù hoạt động khá chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh không phải là một doanh nghiệp. Và hộ kinh doanh không có tư cách của một doanh nghiệp. Ví dụ như: không có con dấu, không được phép mở chi nhánh hay văn phòng đại diện; không được thực hiện các quyền của một doanh nghiệp bình thường như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,…
Khi kinh doanh thua lỗ, hộ kinh doanh không được áp dụng Luật Phá sản. Khi tham gia giao dịch phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh nhân danh mình và không nhân danh hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể không phải là một pháp nhân
Do không có sự tách biệt giữa tài sản của hộ kinh doanh và tài sản của các thành viên trong hộ kinh doanh. Điều này vi phạm 4 yêu cầu tại Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015 về vấn đề công nhận tư cách pháp nhân cho một tổ chức. Vì vậy hộ kinh doanh không được chấp nhận tư cách pháp nhân.
Trách nhiệm trong hộ kinh doanh cá thể
Cá nhân hoặc các thành viên trong hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Có nghĩa là khi xuất hiện các khoản nợ, họ phải chịu trách nhiệm trả hết nợ. Không phụ thuộc vào việc họ chấm dứt hoạt động kinh doanh hay chưa. Không phụ thuộc vào số tài khoản mà họ đang có (kinh doanh, dân sự).
Hộ kinh doanh thường sử dụng trên 10 lao động sẽ phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp để đủ điều kiện tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Các loại thuế một hộ kinh doanh cá thể phải đóng
Hộ kinh doanh là mô hình khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Nguyên nhân chính là do việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản. Phương thức thuế áp dụng cho loại hình này là phương thức thuế khoán.
Do không phải là một doanh nghiệp nên hộ kinh doanh không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phí liên quan. Có 3 loại thuế chính hộ kinh doanh cá thể phải nộp:
- Lệ phí (thuế) môn bài: Mức thu thuế và các diện hộ kinh doanh không cần nộp phí môn bài đã được quy định rõ ràng tại Nghị định số 22/2020/NĐ-CP và Thông tư số 65/2020/TT-BTC;
- Thuế giá trị gia tăng (VAT, GTGT);
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN);
Trường hợp kinh doanh không trọn năm, hộ kinh doanh sẽ được giảm số thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng dừng hoặc nghỉ hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh 3 thuế trên, các hộ kinh doanh sẽ phải nộp thêm thuế bảo vệ môi trường, tài nguyên,… Nếu hộ kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật tương ứng.
Xem thêm:
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về hộ kinh doanh cá thể. Rất mong bài viết này có thể giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các hình thức kình doanh. Từ đó lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp cho bản thân!
Liên hệ
Công ty Luật TNHH Đại Việt
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc
Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn