Nhiều người nghĩ công ty cổ phần và công ty TNHH khi giải thể đều giống nhau. Không hề giống nha bạn hỡi. Vậy bạn biết hồ sơ thủ tục giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) bao gồm những gì? Bài viết ngay dưới đây của VnLaw sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn nhé!
Khi nào thì giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn?
Trong điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 cso quy định về các trường hợp được giải thể như sau:
- Kết thúc thời hạn hoạt động mà công ty không gia hạn trong Điều lệ công ty
- Căn cứ theo quyết định của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty
- Công ty không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong 6 tháng sau khi không đủ thành viên theo quy định của pháp luật.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn bị thu hồi giấy chứng nhận thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Không xét đến trường hợp Luật quản lý thuế có quy định khác.
- Công ty cần thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản mới được giải thể. Đồng thời cũng không trong quá trình tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Hồ sơ thủ tục giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn
Nếu muốn giải thể thì cần có quyết định thông qua giải thể của:
- Chủ sở hữu – Công ty TNHH một thành viên
- Hội đồng thành viên – Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Quyết định cần chứa các nội dung:
- Thông tin công ty: tên, địa chỉ trụ sở
- Nêu rõ lý do vì sao giải thể
- Thời hạn thanh toán các khoản nợ, thanh lý hợp đồng. Cần chú ý thời hạn này không quá 6 tháng kể từ khi có quyết định giải thể
Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty có nghĩa vụ thông báo cho các bên có liên quan sau khi có quyết định giải thể. Nếu chưa thanh toán hết nợ thì cần có phương án được đính kèm cho các chủ nợ, bên liên quan. Thông báo cần đảm bảo các thông tin về
- Thông tin của chủ nợ: tên, địa chỉ của chủ nợ.
- Thông tin về số nợ, thời hạn thanh toán, địa điểm cũng như phương thức thanh toán.
- Giải quyết khiếu nại – cách thức và thời hạn (nếu có)
Bước 3: Công ty thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ
Thứ tự thanh toán nợ được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Thứ tự cần tuân thủ như sau:
- Nợ người lao động: lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội,…. theo hợp đồng lao động đã ký kết
- Nợ thuế nhà nước
- Các khoản nợ khác (nếu có)
Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể công ty TNHH
- Xác nhận nghĩa vụ Hải quan bằng cách nộp hồ sơ tại cơ quan Hải quan
- Sau khi được xác nhận thì nộp hồ sơ giải thể đóng cửa mã số thuế tại cơ quan Thuế
- Khi thông báo đóng cửa mã số thuế được ban hành, công ty đến cơ quan đăng ký doanh nghiệp để nộp hồ sơ giải thể
Hồ sơ giải thể công ty bao gồm:
- Thông báo giải thể của công ty TNHH
- Danh sách chủ nợ kèm số nợ đã thanh toán: nợ thuế và nợ tiền bảo hiểm xã hội (nếu có)
- Danh sách người lao động sau khi giải thể (nếu có)
- Xác nhận của Ngân hàng về việc công ty đã tất toán tài khoản
- Giấy chứng nhận công ty đã nộp, hủy con dấu của cơ quan công an theo quy định
- Thông báo đóng mã số thuế của cơ quan Thuế
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
- Giấy ủy quyền cho công ty luật
Xem thêm:
Thông qua những chia sẻ trên của VnLaw bạn đã nắm được hồ sơ thủ tục giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn cần những gì chưa? Nếu bạn còn điều chưa rõ thì hãy comment dưới bài viết để được giải đáp nhé. Hoặc bạn có thể liên hệ với đội ngũ của VnLaw chúng mình để nhận được sự tư vấn tốt nhất nhé!