Doanh nghiệp

Ngành nghề và vốn khi đăng ký đầu tư

Hỏi đáp về ngành nghề và vốn khi đăng ký đầu tư

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều dự án đầu tư chủ chốt với số vốn lớn và ngành nghề đầu tư đang được triển khai rất tốt và nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Chính vì thế, nhiều dự án đầu tư với quy mô vốn, ngành nghề đa dạng với có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày càng nhiều. Hãy cùng Vnlaw giải đáp các thắc mắc về ngành nghề kinh doanh và vốn của nhà đầu tư dưới đây. 

 I. Câu hỏi

Chúng tôi là nhà đầu tư Hàn Quốc có ngành nghề kinh doanh dự định đăng ký là ngành nghề bán buôn, bán lẻ máy móc sản xuất linh kiện điện tử, mức tổng đầu tư chỉ khoảng $100.000. Theo như tôi được biết, đây là ngành buôn bán, giao thương hàng hóa nên không ảnh hưởng tới môi trường. Với điều kiện như trên, chúng tôi có thể được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hay không? Nếu không thì tại sao?

II. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

III. Nhận định của luật sư

1. Về vốn đầu tư

Pháp luật đầu tư không quy định cụ thể mức vốn tối thiểu của đối với một dự án đầu tư

Tuy nhiên, một số luật chuyên ngành khác sẽ có những văn bản điều chỉnh về số vốn tối thiểu của từng ngành. Do đó, nhà đầu tư cần lưu ý về vấn đề này trước khi thực hiện thủ tục pháp lý.

Tham khảo: Danh mục ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

2. Về ngành nghề hoạt động

Lĩnh vực thương mại thuộc ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài, trong quá trình thực hiện các thủ tục về đầu tư, nhà đầu tư lưu ý đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật đầu tư năm 2020, cụ thể như sau:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tham khảo: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Khoản 2 Điều 38 Luật Đầu tư năm 2020, quy định điều kiện với nhà đầu tư đốii với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại  Luật Đầu tư năm 2020:

  • Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư năm 2020;
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Khoản khoản 3 Điều 36 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021, quy định cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư và điều ước quốc tế về đầu tư;
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch theo quy định tại khoản 7 Điều 31 Nghị định này;
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua (nếu có), số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.”

Căn cứ quy định nêu trên, Nhà đầu tư được xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Ngoài những yếu tố trên, nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm đến chính sách, định hướng quy hoạch của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đến địa phương cụ thể mà nhà đầu tư chọn làm địa điểm thực hiện dự án. Mỗi tỉnh/ thành phố sẽ có những lĩnh vực ưu tiên khác nhau, đối với các dự án phù hợp với lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, nhà đầu tư sẽ dễ dàng được cấp GCN đầu tư hơn.

____________________________

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt 

Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết