Tin tức

Hợp đồng giả tạo qua vụ chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh

 

Hợp đồng giả tạo qua vụ chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh

Hợp đồng giả tạo, hợp đồng giả cách hay giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch được xác lập nhằm che dấu giao dịch có thật khác. Trong giao dịch giả tạo các chủ thể không có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau. Thực chất, khi tham gia giao dịch dân sự bình thường các bên cùng thể hiện ý chí thật sự, còn giao dịch dân sự giả tạo chỉ nhằm che đậy ý chí không thật của các chủ thể. Qua vụ án của chủ tịch Tân Hiệp Phát – Trần Quý Thanh chúng ta có thể tham khảo về hợp đồng giả tạo trong thực tế đời sống xã hội.

Nội dung vụ án liên quan tới chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh

Theo cáo trạng, từ 2019 đến 2020, ông Thanh cùng hai con gái thông qua môi giới đã cho nhiều người vay tiền với lãi suất 3%/tháng – dưới mức cấu thành tội phạm về cho vay lãi nặng. Ông Thanh không làm hợp đồng cho vay tiền có cầm cố tài sản mà yêu cầu người vay phải ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của dự án để che giấu bản chất của việc cho vay. Khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận bán lại tài sản ban đầu, thì các bị cáo đưa ra nhiều lý do để không trả lại.

Nhà chức trách xác định, ba bố con ông Thanh đã thực hiện 4 vụ chiếm đoạt tài sản, tổng trị giá hơn 1.048 tỷ đồng. Trong đó, ông Thanh chiếm đoạt tài sản của 4 bị hại gồm: 2 dự án Minh Thành, Nhơn Thành của đại gia Đặng Thị Kim Oanh; 29 thửa đất được tách từ thửa đất số 452 của ông Nguyễn Văn Chung, 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.

Ông Thanh và hai con gái bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 12 đến 20 năm tù.

Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh được đưa đến tòa sáng nay. Ảnh: Thanh Tùng

Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh được đưa đến tòa

Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Tại Điều 124 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau: 

“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

  1. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.

Giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch được xác lập nhằm che dấu giao dịch có thật khác. Trong giao dịch giả tạo các chủ thể không có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau. Thực chất, khi tham gia giao dịch dân sự bình thường các bên cùng thể hiện ý chí thật sự, còn giao dịch dân sự giả tạo chỉ nhằm che đậy ý chí không thật của các chủ thể. Hay nói cách khác, giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch được xác lập không thật, nhằm che giấu ý chí thật của các chủ thể. Do đó, giao dịch dân sự giả tạo các chủ thể không có ý định thiết lập quyền và nghĩa vụ với nhau, nội dung của giao dịch giả tạo cũng không thể hiện ý chí đích thực của các bên, mà các bên tạo ra giao dịch giả tạo chỉ nhằm che đậy một giao dịch khác.

Như vậy trong trường hợp này các giao dịch vay tiền giữa ông Thanh và các bị hại là giao dịch thực còn các giao dịch ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần, dự án… là những giao dịch giả tạo. Những giao dịch giả tạo này là vô hiệu theo quy định tại điều 124 BLDS năm 2015.

Việc ông Trần Quý Thanh không trả lại tài sản cho các bị hại khi họ đã trả lại tiền là hành vi cố tình chiếm đoạt tài sản, hành vi này đã cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 12 đến 20 năm tù.

Thực trạng các giao dịch giả tạo trong xã hội

Thực tế hiện nay trong đời sống xã hội có rất nhiều các giao dịch giả tạo như ông Thanh đã làm với các bị hại. Và hiện có rất nhiều người đã mất tài sản vì các giao dịch kiểu này khi không tìm ra các chứng cứ chứng minh việc chiếm đoạt tiền của những người cho vay. Chính vì thế đối với những giao dịch như thế này chúng tôi khuyên những người vay tiền không nên thực hiện các giao dịch nói trên để tránh đi vào các vết xe đổ dẫn đến mất tài sản.

Một trong những hành vi tinh vi hơn dạng giao dịch giả tạo vay tiền đang tồn tại trong xã hội đó là bị hại chuyển nhượng tài sản cho những người cho vay nặng lãi, sau đó người cho vay nặng lãi sẽ thế chấp tài sản vay ngân hàng với số tiền gấp mấy lần số tiền chuyển cho bị hại. Hậu quả sau một thời gian ngân hàng phát mại tài sản do không trả nợ và thực tế người bị hại mất trắng luôn nhà nếu không mua lại tài sản từ tay ngân hàng.

Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

  1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
  2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

  1. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Bộ luật dân sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người thứ ba ngay tình, nên giao dịch thế chấp vay tiền của ngân hàng vẫn là giao dịch hợp pháp. Do đó việc ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo theo hợp đồng thế chấp là đúng pháp luật. Chính vì vậy người bị hại sẽ bị mất tài sản hoàn toàn khi ngân hàng xử lý tài sản thế chấp. Lúc đó người bị hại chỉ còn quyền yêu cầu bồi thường đối với người cho vay.

Các giao dịch giả tạo hiện nay len lỏi trong đời sống xã hội và thường được bên cho vay sử dụng dưới sự đồng tình của bên vay (người bị hại), nên các chứng cứ chứng minh là giao dịch giả tạo thường rất mơ hồ và khó thu thập. Điều này dẫn tới thực tế các giao dịch giả tạo này biến thành giao dịch thật và người bị hại sẽ mất tài sản một cách hợp pháp mà họ không thể làm gì được.

Chính vì vậy bên cạnh các quy định pháp luật thì chính người bị hại (người vay mượn) cũng phải ý thức được những việc mình làm có thể gây hậu quả thiệt hại cho bản thân và tránh lâm vào những tình huống như trên. Hơn ai hết họ là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ý thức được hậu quả xảy ra do đó họ cũng phải chịu trách nhiệm một phần do hành vi của mình.

Kết luận

Để bảo vệ tài sản hợp pháp của mình các chủ thể cũng nên ý thức được hành vi của mình, nhận thức rõ về quy định pháp luật, không nên để cho mình rơi vào tình trạng không kiểm soát phụ thuộc vào lòng tốt của người cho vay. Đồng thời cũng có những chế tài nghiêm khắc đối với những người cho vay cố tình lợi dụng các quy định của dân sự để  gian dối lấp liếm các mục đích của mình. Trong điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay, quy định về hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vẫn là cần thiết trong một số trường hợp nhất định nhằm bảo đảm sự an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự cho cộng đồng và cho chính các chủ thể giao kết hợp đồng.

Tham khảo

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt 

Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Dịch vụ khác

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ Khi hết thời hạn hoạt động của Dự án đầu tư mà Nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư cần thực hiện gia hạn....
Xem chi tiết