Kinh doanh- Hợp đồng

Hợp đồng nguyên tắc là gì? Khi nào nên sử dụng hợp đồng nguyên tắc?

Hợp đồng nguyên tắc là gì? Khi nào nên sử dụng loại hợp đồng này? Hãy cùng VnLaw giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong bài viết dưới đây!

Hợp đồng nguyên tắc
Hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng nguyên tắc là gì?

Bộ luật Dân sư 2015 chỉ định nghĩa về hợp đồng. Theo đó hợp đồng là  sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Nguyên tắc được hiểu là hệ thống quan điểm, quan niệm, tư tưởng xuyên suốt; đòi hỏi sự tuân thủ từ các tổ chức, cá nhân.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản đây là loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên nhưng không quy định cụ thể một vấn đề nào; và chỉ mang tính chất định hướng.

Hợp đồng nguyên tắc (hay thỏa thuận nguyên tắc) được hiểu là văn bản thỏa thuận giữa đôi bên khi thực hiện mua bán hàng hóa; hay cung ứng dịch vụ tuy nhiên chỉ mang tính chất định hướng. Đây được xem là hợp đồng cơ sở để ký kết hợp đồng chính thức. 

Nội dung của hợp đồng nguyên tắc

Trong hợp đồng nguyên tắc, các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng chỉ quy định những vấn đề chung; nên đây được xem như một loại HĐ khung hay biên bản ghi nhớ giữa các bên.

Thỏa thuận trong HĐ nguyên tắc sẽ được sử dụng làm cơ sở để các bên ký kết HĐ kinh tế hay bổ sung thêm các phụ lục khác.

Loại hợp đồng này cũng bao gồm cả các điều khoản như một hợp đồng kinh tế nhưng những điều khoản đó có nội dung chung chung hơn. Đối với các nội dung liên quan trực tiếp đến hàng hóa hay dịch vụ cụ thể; thì sẽ được quy định ở một loại hợp đồng khác; đơn đặt hàng hoặc phụ lục của hợp đồng.

Đặc điểm của hợp đồng nguyên tắc

  • Chỉ quy định những vấn đề chung; nên thường được xem như một hợp đồng khung hoặc biên bản ghi nhớ giữa các bên.
  • Trên cơ sở HĐ nguyên tắc, các bên có thể đi tới ký kết HĐ kinh tế hay chỉ cần bổ sung thêm các phụ lục.
  • Khi xảy ra tranh chấp, rất khó để giải quyết; nhất là khi các bên vi phạm không thực hiện đúng và đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Thời gian ký kết thường cố định là đầu mỗi năm. Qua các năm nếu có sự thay đổi, các bên liên quan chỉ cần ký thêm phụ lục.
  • Hợp đồng có giá trị theo thời gian, không phụ thuộc vào số lượng thương vụ phát sinh trong thời gian hợp đồng có hiệu lực.
  • Thường áp dụng cho các công ty có vị trí địa lý xa nhau (trong cùng một nước); hay các công ty có giao dịch thường xuyên, liên tục.


Khi nào nên sử dụng hợp đồng nguyên tắc?

Trong quá trình giao dịch thương mại; những thay đổi của của bên mua và bên bán sẽ được điều chỉnh thông qua HĐ nguyên tắc. Chúng sẽ được dùng để thay thế cho HĐ chính thức; khi các bên liên quan chưa thể (hoặc chưa muốn) xác định khối lượng hàng hóa – dịch vụ giao dịch cụ thể.

Trường hợp các bên tham gia quan hệ hợp đồng muốn hợp tác với nhau trong khoảng thời gian nhất định; tuy nhiên không bắt buộc phải ký kết khi có giao dịch phát sinh thì cũng có thể sử dụng loại hợp đồng này.

Xem thêm:


Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến hợp đồng nguyên tắc mà VnLaw đã tổng hợp được. Truy cập website của chúng tôi để biết thêm những thông tin liên quan!

Dịch vụ khác

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump?

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump?

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump? Để đánh giá liệu Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump vào năm 2025 hay không, chúng ta cần xem xét bối cảnh kinh tế, chính trị, và chiến lược hiện tại (tính...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết