Việc ký kết hợp đồng thương mại giúp các bên trong mối quan hệ buôn bán thống nhất quan điểm chung và có cơ sở pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng. Vậy thì khi nào hợp đồng thương mại có hiệu lực? Để biết câu trả lời, xin mời bạn đọc theo dõi bài viết ngay dưới đây!
Xem thêm:
- Các nguyên tắc cần biết khi soạn thảo hợp đồng thương mại
- Những quy định về hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài
Hợp đồng thương mại khi nào có hiệu lực?
Hợp đồng thương mại cũng giống như hợp đồng dân sự; được giao kết khi cả hai bên cùng đạt được ý chí và ký kết. Thỏa thuận chung thống nhất này chỉ được công nhận và bảo vệ về mặt pháp lý tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
Theo nguyên tắc chung, hợp đồng có hiệu lực pháp luật khi được giao kết. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ; thể hiện qua cụm từ ngữ “trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” theo Bộ luật Dân sự 2015. Vậy hợp đồng thương mại có hiệu lực khi nào? Khi đó, hợp đồng thương mại có hiệu lực sau thời điểm hai bên giao kết hợp đồng.
Do đó, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận về ngày hợp đồng có hiệu lực. Nghĩa là, họ có thể thỏa thuận về ngày thỏa thuận chung của họ được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Điều này có lợi cho các bên nếu muốn giao kết hợp đồng nhưng còn phụ thuộc vào các sự kiện khách quan có thể xảy ra. Các bên có thể thỏa thuận về hiệu lực của hợp đồng theo nhiều cách khác nhau.
Một số ví dụ:
– Hợp đồng có hiệu lực vào một thời điểm sau khi giao kết. Ví dụ 20 ngày sau khi kí hợp đồng.
– Hợp đồng có hiệu lực trong một thời hạn nhất định. Ví dụ trong vòng 6 tháng kể từ ngày được giao kết, quá thời hạn đó hợp đồng hết hiệu lực.
– Hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu các bên đã thanh toán trước một phần chi phí; hoặc nếu các bên đáp ứng các điều kiện nhất định để giao hàng hóa và dịch vụ theo thoả thuận.
– Ràng buộc hiệu lực của hợp đồng đối với các sự kiện pháp lý trong tương lai. Hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu nội dung của hợp đồng được bên thứ ba chấp thuận. Ví dụ, hợp đồng mua bán bất động sản chỉ có hiệu lực khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng.
– Hợp đồng chính thức chỉ có hiệu lực nếu các yêu cầu chính thức được đáp ứng. Ví dụ như hợp đồng bằng văn bản hoặc có công chứng hoặc bằng văn bản đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện để hợp đồng thương mại có hiệu lực
Cũng tương tự như hợp đồng dân sự, một hợp đồng thương mại có hiệu lực chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Thứ nhất, năng lực hành vi dân sự. Do việc thực hiện hợp đồng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Nên việc một bên không thực hiện có thể làm hợp đồng bị vô hiệu
– Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng thương mại không được vi phạm những điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội.
– Thứ ba, việc tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Việc xác định điều kiện này để bảo đảm thực hiện hợp đồng và việc ký kết hợp đồng chỉ dựa trên sự tự nguyện thực hiện của các bên.
– Thứ tư, hình thức hợp đồng thương mại. Nói chung, hình thức của hợp đồng thương mại do các bên tự thỏa thuận có thể ở bất kỳ hình thức nào mà họ cho là phù hợp. Chẳng hạn như bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành động cụ thể.
Trên đây là câu trả lời cụ thể cho câu hỏi: “Hợp đồng thương mại có hiệu lực khi nào?”. Truy cập website của VnLaw để biết thêm về các loại hợp đồng và các vấn đề liên quan.