Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng là vấn đề xảy ra phổ biến trong hoạt động kinh doanh và thương mại của các doanh nghiệp. Khi kí kết hợp đồng, bất cứ ai không muốn xảy ra tranh chấp, tuy nhiên, do sự khác biệt về lợi ích, quan điểm cũng như một số yếu tố bên ngoài, việc xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Bài viết của VN LAW sau đây sẽ hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng dành cho bạn!
Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Giai đoạn 1: Khởi kiện và thụ lý dự án
Để bắt đầu giải quyết tranh chấp tại tòa án, bên khởi kiện phải tự mình khởi kiện vụ án (sự việc) dựa trên cơ sở nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ có các giấy tờ liên quan
Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện, các tài liệu, căn cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.
Trong các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng, hồ sơ khởi kiện bao gồm một số tài liệu như:
Hợp đồng tín dụng
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Điều lệ công ty
Tài liệu về giải ngân của tổ chức tín dụng
….
Để đảm bảo giá trị pháp lý và chứng cứ để tòa án xem xét giải quyết thì các giấy tờ trên phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hoặc có thể gửi qua bưu điện hoặc hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ có liên quan và các chứng cứ kèm theo, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán được phân công thông báo ngay cho người khởi kiện được biết để họ hoàn thành thủ tục tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán phải thụ lý khi nhận đơn khởi kiện tài liệu và chứng cứ đi kèm.
Bước 3: Thông báo thụ lý vụ án
Trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ việc, thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, tổ chức, cơ quan liên quan đến giải quyết vụ án. Văn bản thông báo phải đảm bảo các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày thông báo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nộp cho toàn án văn bản ghi ý kiến của mình đối với nguyên đơn và tài liệu đi kèm theo (nếu có)
Giai đoạn 2: Hòa giải và chuẩn bị xét xử vụ án
Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án nói chung và giải quyết tranh chấp tín dụng nói riêng, từ các vụ án không được hòa giải được quy định tại điều 206 và 207 của Bộ luật này được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Giai đoạn 3: Xét xử sơ thẩm
Kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử sơ thẩm trong thời hạn 01 tháng; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành theo đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án của Tòa án, các bên có quyền gửi đơn kháng cáo để xét xử vụ án theo trình tự phúc thẩm.
>>> Xem thêm: Có những loại hình tranh chấp hợp đồng phổ biến nào hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến tất cả các bạn đọc.
Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt
Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội