Tranh chấp

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng

Quá trình hình thành và phát triển của một cá nhân, tổ chức khó tránh khỏi những tình huống tranh chấp hợp đồng ngoài ý muốn. Trong những trường hợp như vậy, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu của các bên.

Trong bài viết này, VnLaw sẽ tổng hợp cho bạn tất cả những thông tin liên quan về tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện một công việc trong đó có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để định hướng, thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật cũng như nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Tranh chấp liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng.

Nguyên nhân gây nên tranh chấp hợp đồng

Để giải quyết tranh chấp hợp đồng hiệu quả, chúng ta cần xác định nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đó.

Nguyên nhân chủ quan

  • Sự tìm hiểu về Pháp luật của doanh nghiệp còn hạn chế;
  • Doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chưa chú trọng đến các vấn đề pháp lý của hợp đồng;
  • Không có hợp đồng mẫu và không rà soát hợp đồng trước khi ký kết;
  • Không tìm hiểu kỹ đối tác, chủ thể của người ký kết hợp đồng;
  • Chưa coi trọng đạo đức kinh doanh, vi phạm thỏa thuận, không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng,…

Nguyên nhân khách quan

  • Các tình huống bất khả kháng như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh,… ;
  • Chính sách Pháp luật thay đổi bất ngờ;
  • Hệ thống pháp lý về quan hệ hợp đồng còn thiếu minh bạch. Từ đó gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức trong việc áp dụng vào thực tiễn.

Một số nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng thương mại

– Nguyên tắc bình đẳng trước Pháp luật trong các hoạt động thương mại;

– Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận; không trái với quy định của Pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội.

– Trong hoạt động thương mại, các bên luôn hoàn toàn tự nguyện. Không bên nào được phép thực hiện các hành vi áp đặt, cưỡng ép hay đe doạ, ngăn cản bất cứ bên nào.

– Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại mà các bên còn lại đã biết và không được trái với quy định của Pháp luật trong trường hợp không có thỏa thuận khác.

– Nguyên tắc áp dụng tập quán trong các hoạt động thương mại. Trường hợp Pháp luật không có quy định và các bên cũng không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên.

– Nguyên tắc bảo vệ các lợi ích chính đáng của người tiêu dùng

  • Cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thương mại phải có nghĩa vụ thông tin đầy đủ và trung thực cho người tiêu dùng về tất cả hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp.
  • Cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mình kinh doanh.


– Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đối với các hợp đồng dân sự

  • Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền bình đẳng, không được phân biệt đối xử. Cá nhân, pháp nhân được Pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
  • Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết và thỏa thuận và phải được chủ thể khác tôn trọng.
  • Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
  • Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự sẽ không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

 

Xem thêm:

Trên đây là các nguyên tắc và phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng hiệu quả và đang được sử dụng phổ biến. Rất mong những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình trong những tình huống tranh chấp không mong muốn.

____________________________

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt 

Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết