Tranh chấp

Những điều bạn cần biết về tranh chấp hợp đồng dân sự

Tranh chấp hợp đồng dân sự là một vấn đề phổ biến trong các mối quan hệ hợp tác giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi hai bên ký hợp đồng, họ thường hy vọng sẽ thực hiện đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận, tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng không thể tránh khỏi mâu thuẫn liên quan trong hợp đồng dân sự

Việc tìm hiểu những điều bạn cần biết về tranh chấp hợp đồng dân sự sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tốt về những tình huống mà tranh chấp xảy ra và có phương hướng giải quyết hợp lý khi lợi ích của mình bị xâm phạm.

>>> Tham khảo thêm về các dạng tranh chấp hợp đồng thường gặp:

Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì?

Tranh chấp hợp đồng dân sự là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được đề cập trong hợp đồng giữa các chủ thể tham gia hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng dân sự

 

Một số tranh chấp hợp đồng thường gặp

Chúng ta cũng không thể không đề cập đến các loại hợp đồng tranh chấp dân sự thường gặp. Đó có thể là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nội dung cơ bản của hợp đồng, phạt vi phạm…

  • Tranh chấp về thời gian giao hàng và thanh toán
  • Tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại hợp đồng
  • Tranh chấp về chất lượng sản phầm và hàng hóa
  • Tranh chấp về các điều khoản trong hợp đồng
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp về hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai…

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015
  • Luật trọng tài thương mại 2010
  • Luật thương mại 2005

Chủ thể yêu cầu giải quyết hợp đồng dân sự

Chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết hợp đồng dân sự là chủ thể tham gia vào việc ký kết hợp đồng hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp khi thấy rằng quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm.

Hiệu lực để khởi kiện vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự là 3 năm kể từ lúc bên có quyền yêu cầu về lợi ích hợp pháp của mình vị xâm phạm

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đồng thời, Điều 35 và Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng phân định rõ thẩm quyền theo cấp của Tòa án bao gồm Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

 

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Hiện nay, trong thực tế các tranh chấp hợp đồng thường được giải quyết dựa trên 4 phương thức chính sau:

  • Thương lượng: tranh chấp mang đến rất nhiều lợi ích cho các bên nếu các bên trung thực và tự nguyện tham gia theo các thỏa thuận đã thống nhất từ đầu. và trong quá trình xử lý vụ việc, không có bên thứ ba nào xen vào việc thống nhất về việc thương lượng những rủi ro. Điều này giúp hai bên tiết kiệm được chi phí và thời gian mà còn giữ được quan hệ hợp tác lâu dài.
  • Hòa giải: Là phương thức có sự tham gia bên thứ ba là hòa giải viên, cùng nhau bàn bạc và thảo luận để đi đến cùng một phương án giải quyết cuối cùng giữa các bên ký kết hợp đồng.
  • Trọng tài: Khi hai bên nhất trí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, trọng tài sẽ đưa ra phán quyết của mình có tính cưỡng chế thi hành với các bên sau khi xem xét sự việc tranh chấp. Điều chú ý là phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm: các bên không có quyền kháng cáo trước Tòa án hay các tổ chức nào khác.
  • Tòa án: phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết tranh chấp. Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm và các thủ tục khác theo quy định về luật tố tụng dân sự

>>> Xem thêm chi tiết: Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Thông qua bài viết này, hi vọng bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản và cách thức giải quyết hợp đồng dân sự một cách tốt nhất. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của các luật sư chuyên gia để bảo vệ quyền lợi trong quá trình giải quyết tranh chấp, xin hãy liên hệ Vn Law bạn nhé!

Dịch vụ khác

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết