Soạn thảo hợp đồng kinh tế dần trở nên phổ biến và cần thiết trong kinh doanh. Nhưng không phải ai cũng biết cách soạn thảo một hợp đồng đúng quy chuẩn. Cùng Luật Doanh Nghiệp chia sẻ các lỗi thường gặp khi làm hợp đồng nhé!
Những điều cần biết về hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Được thực hiện trong sản xuất, dịch vụ, trao đổi mua bán hàng hóa liên quan đến kinh doanh.
Các loại hợp đồng kinh tế thường thấy hiện nay:
- Hợp đồng mua bán các loại hàng hóa
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên
- Hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng
- Các hợp đồng thuê dịch vụ
- Các hợp đồng môi giới
Các nội dung trong hợp đồng kinh tế mà bạn thường thấy bao gồm:
- Tên hợp đồng
- Các chủ thể giao kết hợp đồng
- Nội dung thỏa thuận được hai bên thống nhất
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Các điều kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật
- Thời gian ký và hiệu lực của hợp đồng
Những lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng kinh tế
Các điều khoản không áp dụng đúng căn cứ pháp luật
Những nội dung và điều khoản trong hợp đồng không căn cứ đúng theo pháp luật sẽ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu hóa và không được pháp luật bảo vệ. Căn cứ pháp luật khi soạn thảo là Luật Dân sự 2015, Luật Thương mại và các bộ luật khác.
Nội dung của hợp đồng không chặt chẽ
Một trong những lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng kinh tế là nội dung không chặt chẽ. Thường là không quy định rõ ràng thời gian thực hiện hợp đồng, các nghĩa vụ thanh toán… Ngoài ra, không ghi rõ việc đền bù nếu vi phạm hợp đồng, dẫn đến kiện tụng, tranh chấp.
Với những hợp đồng lớn thì người soạn thảo hợp đồng phải nêu tất cả các trường hợp có thể xảy ra, quyền và nghĩa vụ của các bên.
Thỏa thuận vi phạm hợp đồng vượt mức cho phép của pháp luật
Luật thương mại 2005 có ghi rõ mức vi phạm hợp đồng kinh tế:
- Đối với hợp đồng thương mại: không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm
- Đối với nguồn vốn Nhà nước: không vượt quá 12% giá trị hợp đồng vi phạm.
Không ghi rõ các thỏa thuận về phương tiện thanh toán
Đồng tiền thanh toán rất quan trọng, đối với việc kinh doanh trong nước thì hầu hết sử dụng tiền tệ Việt Nam. Việc sử dụng ngoại tệ trong hợp đồng nội là vô hiệu trừ trường hợp có giấy phép. Ngoài ra, với các bên là nước ngoài thì sẽ sử dụng đồng tiền chung như USD, EURO,…
Thỏa thuận trọng tài hoặc tòa án thẩm quyền không rõ ràng, đúng pháp luật
Một số Hợp đồng kinh tế ( Hợp đồng thương mại) lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài nhưng rất chung chung. Hiện nay trọng tài thương mại cũng đã phổ biến nhưng để lựa chọn cơ quan tài phán là Trọng tài thương mại thì trong hợp đồng phải có điều khoản thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài được lập dưới hình thức là một thỏa thuận riêng. Hoặc các bên lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp nhưng lại lựa chọn tòa án không đúng thẩm quyền ( thẩm quyền nơi địa chỉ bị đơn, thẩm quyền nơi thực hiện hợp đồng, thẩm quyền nơi có bất động sản…).
Sử dụng chế tài hủy hợp đồng chưa chính xác
Trong trường hợp Hợp đồng đã được thực hiện thì khi các bên thỏa thuận hoặc đơn phương dừng hợp đồng thì đây là chế định đình chỉ hợp đồng (theo điều 310 Luật Thương mại) chứ không phải là chế định hủy hợp đồng. Theo quy định tại điểu 312 Luật Thương mại thì chế định Hủy hợp đồng chỉ được áp dụng khi hai bên chưa thực hiện hợp đồng.
Điều khoản giao nhận hàng hóa
Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa, điều khoản giao nhận đặc biệt quan trọng vì nó thể hiện sự chuyển giao quyền sở hữu giữa bên bán và bên mua. Đối với những hợp đồng giao một lần thì còn đơn giản, tuy nhiên với những hợp đồng giao hàng nhiều lần, đặc biệt là hàng khó bảo quản, hàng đặc thù thì cần quy định chi tiết quá trình này tránh xảy ra hỏng hóc dẫn đến tranh chấp. Ngoài ra một số loại hàng hóa còn phải lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và chạy thử…thì cần cả một tập hợp các quy định liên quan. Đây cũng là một trong những phát sinh tranh chấp dễ xảy trong hoạt động thương mại.
Xem thêm:
- Hướng dẫn các bước cơ bản để soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn
- Quy trình thu hồi công nợ đúng chuẩn cho doanh nghiệp
- Phải thu hồi công nợ khi đối tác vỡ nợ như thế nào?
Trên đây là Những lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng kinh tế, hy vọng qua bài viết các bạn sẽ tránh mắc phải các sai lầm này.
Liên hệ
Công ty Luật TNHH Đại Việt
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc
Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn