Tin tức

Những lưu ý cần phải biết khi ký kết hợp đồng thương mại!

Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý phổ biến xác lập mối quan hệ kinh doanh thương mại giữa các chủ thể theo pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình ký kết để xác lập mối quan hệ thương mại thông qua hợp đồng, các cá nhân, tổ chức cần lưu ý đến 07 điều sau đây.

Xem thêm:

Những lưu ý cần phải biết khi ký kết hợp đồng thương mại!
Những lưu ý cần phải biết khi ký kết hợp đồng thương mại!

Thứ nhất, chuẩn bị dự thảo ký kết hợp đồng thương mại

Bạn nên soạn dự thảo ký kết trước khi tiến hành đàm phán hợp đồng. Dự thảo này có nhiệm vụ văn bản hóa tất cả những quyền lợi, điều khoản mong muốn cũng như dự đoán trước về những điều khoản đưa ra bởi đối tác.
Chuẩn bị trước sẽ giúp bạn tránh được sơ hở và sai sót không cần thiết và đặc biệt cần với những thương vụ lớn.

Hợp đồng thương mại được xây dựng xét theo từng điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Các bên đàm phán hợp đồng nên xem xét sao cho thuận tiện, phù hợp với lợi ích đôi bên nhất, không nên phụ thuộc nhiều vào mẫu sẵn có.

Thứ hai, điều luật liên quan đến hợp đồng thương mại

Căn cứ pháp lý: Luật thương mại 2005;

Hình thức và nội dung hợp đồng phải đảm bảo tuân thủ đúng luật pháp. Tùy loại hợp đồng mà sẽ có những văn bản Pháp luật quy định riêng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng.
Vì vậy trước khi ký kết hợp đồng thương mại, việc tìm hiểu những điều luật liên quan là vô cùng quan trọng.

Nếu ký kết những hợp đồng có tính chất nước ngoài, bên cạnh pháp luật Việt Nam, cần chú trọng đến pháp luật nước đối tác ký hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến các vấn đề về Công ước quốc tế và Tập quán quốc tế.

Thứ ba, hình thức hợp đồng thương mại

Hình thức hợp đồng có thể được thể hiện qua 03 dạng chính:

  • Lời nói;
  • Văn bản;
  • Các hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương. 


Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng của hợp đồng, bạn nên thực hiện ký kết hợp đồng thương mại dưới dạng văn bản. Nếu thực hiện dưới các hình thức khác, cần có những công cụ ghi lại bằng chứng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên liên quan.

Thứ tư, chủ thể thực hiện việc ký kết hợp đồng thương mại

Trước khi ký kết hợp đồng, cần tìm hiểu kỹ về đối tác và doanh nghiệp của đối tác. Bên cạnh đó cần lưu ý xem chủ thể thực hiện ký kết là người đại diện theo pháp luật hay người được ủy quyền. Nếu là người đại diện nhờ ủy quyền thì cần phải có giấy ủy quyền.

Cá nhân khi ký kết hợp đồng cũng cần nắm rõ nội dung trong giấy ủy quyền. Nếu ký kết hợp đồng với sai người thì hợp đồng có thể bị vô hiệu. Các nội dung cần quan tâm: Thời hạn ủy quyền, dấu đóng trên giấy ủy quyền, phạm vi ủy quyền,…

Thứ năm, các điều khoản trong nội dung hợp đồng thương mại

Khi ký kết hợp đồng thương mại, các bên phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nội dung cơ bản cần có trong một hợp đồng.

Nội dung điều khoản hợp đồng được chia thành 03 nhóm cụ thể sau:

  • Điều khoản bắt buộc: Là những điều khoản tuyệt đối không thể thiếu với từng loại hợp đồng. Nếu không có những điều khoản này thì hợp đồng không thể ký kết được. Nói cách khác, đây là cốt lõi các nội dung mà hai bên đã thỏa thuận và thống nhất. Hợp đồng không đầy đủ nội dung sẽ bị vô hiệu hóa.
  • Điều khoản thường lệ: Là những điều khoản quy định trước bởi Pháp luật. Điều khoản này được coi là đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện đúng như quy định của pháp luật mặc dù có thể các bên không thỏa thuận những điều khoản này khi giao kết hợp đồng.
  • Điều khoản tùy nghi: Khi giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận thêm một số điều khoản khác. Với mục đích làm cho nội dung của hợp đồng được cụ thể; tại điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của hợp đồng.


Ngoài các điều khoản trên, cần chú ý tới hiệu lực, điều khoản phạt vi phạm hợp đồng và các điều khoản liên quan.
Tùy vào từng loại hợp đồng mà sẽ có thời điểm hiệu lực khác nhau. Việc xác định hiệu lực của hợp đồng sẽ đảm bảo lợi ích của các bên.

Thứ sáu, ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thương mại

Ngôn từ sử dụng trong hợp đồng phải rõ ràng, mạch lạc. Tránh trường hợp sử dụng từ đồng nghĩa, mang nghĩa bóng dễ gây hiểu lầm, hiểu sai; không viết sai chính tả dẫn đến hiểu sai về ý nghĩa, nội dung hợp đồng.

Trên đây là tất cả những điều bạn cần lưu ý khi ký kết một hợp đồng thương mại. Rất mong những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn tránh được những tình huống tranh chấp không mong muốn khi tiến hành ký kết cũng như thực hiện các điều khoản của hợp đồng.

Dịch vụ khác

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ Khi hết thời hạn hoạt động của Dự án đầu tư mà Nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư cần thực hiện gia hạn....
Xem chi tiết