Doanh nghiệp

Những lưu ý khi góp vốn vào doanh nghiệp

Hình thức góp vốn vào các doanh nghiệp đang trở nên phổ biến hơn. Nhưng vẫn có những điều cần chú ý trong quá trình này. Hôm nay VnLaw sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý khi góp vốn vào doanh nghiệp.

Những lưu ý khi góp vốn vào doanh nghiệp
Những lưu ý khi góp vốn vào doanh nghiệp

Tài sản góp vốn

Theo quy định tại điều 35 Luật Doanh nghiệp, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết, tài sản có thể định giá bằng Đồng Việt Nam.

Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ. Chỉ các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu mới có quyền sử dụng tài sản để góp vốn.

Thời gian góp vốn vào doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp có đề cập về thời gian góp vốn như sau:

  • Công ty TNHH một thành viên: phải góp đủ và đúng tài sản như cam kết trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: phải góp đủ và đúng tài sản như cam kết trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty cổ phần: cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã mua trong thời hạn 90 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Loại trừ trường hợp điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua bán cổ phần trong thời gian quy định ngắn hơn.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Khi muốn nhận góp vốn thì cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh: góp đủ và đúng hạn như cam kết. Nếu không đủ hoặc đúng hạn thì coi như khoản nợ của thành viên đó với công ty.
Chuyển quyền sở hữu vốn góp
Chuyển quyền sở hữu vốn góp

Chuyển quyền sở hữu với tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

Với tài sản đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất

Trường hợp này người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền này không phải chịu lệ phí trước bạ.

Với tài sản không đăng ký quyền sở hữu

Trường hợp này việc chuyển quyền trở nên đơn giản hơn nhiều. Thực hiện giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản là được. Biên bản cần ghi rõ tên và trụ sở của công ty; thông tin của người góp vốn, tài sản và tổng tài sản, ngày giao nhận và chữ ký của người góp vốn, người đại diện.

Định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

Tài sản cần được định giá theo một nguyên tắc nhất trí. Hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá và phải được đa số thành viên, cổ đông chấp nhận. Nếu tài sản được định giá cao hơn tại thời điểm góp vốn thì thành viên, cổ đông cần liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị định giá và giá trị thực. Đồng thời chịu trách nhiệm với tài sản do cố ý định giá cao hơn giá trị thực tế.

Xem thêm: 

Trên đây là những điều mà bạn cần lưu ý khi góp vốn vào doanh nghiệp. Nếu bạn cần thêm thông tin, có thể ghé thăm hoặc liên hệ ngay với VnLaw để biết thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!

Dịch vụ khác

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết