Pháp luật Việt Nam có quy định về những trường hợp bắt buộc phải công chứng thì mới có giá trị pháp lý. Vậy những trường hợp nào cần công chứng hợp đồng? Cùng VnLaw tìm hiểu chủ đề này ngày hôm nay nhé!
Các loại hợp đồng cần công chứng có rất nhiều. Tuy nhiên, chúng đều không bắt buộc phải có. Nhưng vẫn tồn tại 3 trường hợp bắt buộc công chứng thì mới có giá trị pháp lý. Cụ thể như sau:
Công chứng các loại hợp đồng liên quan đến nhà ở
Theo quy định, một số trường không bắt buộc công chứng có thể kể đến như sau:
– Các tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương
– Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
– Mua bán, cho thuê, mua nhà ở xã hội, nhà phục vụ tái định cư
– Góp vốn bằng nhà ở có một bên là tổ chức
– Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền nhà ở
Ngoài 5 trường hợp trên thì các trường hợp còn lại đều cần phải công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.
– Hợp đồng mua bán nhà ở
– Hợp đồng cho, tặng nhà ở
– Hợp đồng đổi nhà ở
– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
– Hợp đồng thế chấp nhà ở
– Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại
Công chứng các loại hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất
Tương tự như các loại hợp đồng liên quan đến nhà ở, hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất cũng bao gồm những trường hợp không cần và những trường hợp cần công chứng. Cụ thể những trường hợp cần công chứng gồm có:
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như các tài sản gắn liền với đất
– Hợp đồng cho tặng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất kèm theo tài sản gắn liền trên đất
– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Công chứng các văn bản thừa kế và di chúc
– Văn bản thừa kế nhà ở cần được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật dân sự trong khoản 3 điều 122 Luật Nhà ở.
– Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cần được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật dân sự tại khoản 3 điều 167 Luật đất đai.
– Di chúc của người hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ cần người làm chứng lập văn bản và công chứng , chứng thực (Điều 630 Luật Dân sự)
– DI chúc bằng miệng cần được ghi chép lại. Nó hợp pháp khi mang ý chí cuối cùng của người nói trước ít nhất 2 người làm chứng và người làm chứng ghi chép lại, cũng kí tên và điểm chỉ. Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày di chúc miệng được ban hành thì phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký và điểm chỉ của người làm chứng.
Xem thêm:
– Tìm hiểu về các quy định về bảo hành trong hợp đồng
– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng bạn nên biết?
Trên đây là 3 trường hợp cần phải công chứng, chứng thực thì mới được coi là có giá trị pháp lý. Nếu bạn cần thêm thông tin liên quan, vui lòng liên hệ với VnLaw để được tư vấn một cách đầy đủ nhất. Hẹn gặp lại ở các nội dung tiếp theo.