Doanh nghiệp

Những vấn đề pháp lý cần chú ý khi đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài cần lưu ý điều gì về vấn đề pháp lý? Hãy để VnLaw giải đáp cho bạn những vấn đề pháp lý cần chú ý khi đầu tư ra nước ngoài thông qua bài viết này nhé!

Đáp ứng yêu cầu về giấy phép và chấp thuận đầu tư ra nước ngoài

Chúng ta cần phân biệt được đầu tư ra nước ngoài với việc thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài nhưng không kinh doanh. Chẳng hạn như việc bạn thành lập công ty ở nước A theo mô hình offshore và chỉ sử dụng nó làm công cụ đầu tư.

Hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài đa số đều thuộc phạm vi phải xin chấp thuận từ cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, sau khi ban hành sửa đổi Luật đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chấp nhận đầu tư ra nước ngoài nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện về đầu tư, tài chính cũng như hoàn tất nghĩa vụ thuế trong nước.

Cân nhắc việc thuê giám đốc đại diện tại nước ngoài

Người đại diện ở nước sở tại hay thuê người nước ngoài đều được quy định chi tiết về mặt pháp lý. Do đó, hãy cân nhắc thật cẩn thận trước khi ra quyết định. Lý do là vì có thể xảy ra các vấn đề gây thất thoát, tổn thất cho doanh nghiệp trong quá trình điều hành. Hoặc đơn giản là việc phá vỡ thỏa thuận thuê giám đốc trong trường hợp có lợi nhuận cao hoặc kinh doanh thất bại.

Tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và thuế khi đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư phải có nghĩa vụ nộp thuế trước khi đầu ta ra nước ngoài. Đây cũng là điều được các quốc gia tiếp nhận đầu tư cực kỳ quan tâm. Thông thường, các nhà đầu tư luôn chọn các quốc gia có mức thuế thấp để đầu tư. Từ đó tối đa hóa lợi ích về thuế cho doanh nghiệp.

Tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ về thuế
Tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ về thuế

Đặt công ty tại nước ngoài nhưng kinh doanh trong nước 

Một số doanh nghiệp thường chọn đặt trụ sở ở nước ngoài và kinh doanh trong nước. Xảy ra nhiều nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Khi đó, các doanh nghiệp này sẽ được coi là doanh nghiệp nước ngoài và phải tuân theo Luật đầu tư. Vì thế, cần cân nhắc để tránh các vướng mắc về sau. Một số trường hợp sẽ bị coi là kinh doanh khi chưa được cấp phép.

Chuyển tiền vốn ra nước ngoài

Hình thức chuyển tiền, giao dịch bất hợp pháp để tiến hành đầu tư đã được các cơ quan chức năng cảnh báo. Việc chuyển tiền ra nước ngoài và ngược lại phải được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng mở ở tổ chức tín dụng trong nước. Và nó phải hoạt động dưới sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

Quy định chuyển lợi nhuận về nước của Chính phủ

Sau khi có quyết toán thuế hàng năm, doanh nghiệp phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được về nước. Ngoại trừ sử dụng lợi nhuận để tăng vốn, mở rộng đầu tư, tái đầu tư ra. Nếu chậm trễ thì phải báo trước với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, một số họ đã lợi dụng trường hợp loại trừ để hạn chế chuyển tiền về.

Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có cam kết đầu tư luôn được ưu tiên

Các doanh nghiệp có cam kết đầu tư lâu dài sẽ được ưu tiên. Đây cũng có thể coi là một chính sách ưu đãi đầu tư. Một doanh nghiệp đem lại lợi ích lớn cho quốc gia thì Chính phủ sẽ không hạn chế hay thắt chặt việc cư trú lâu dài của nhà đầu tư.

Doanh nghiệp mang lại lợi ích càng lớn, ưu tiên càng nhiều
Doanh nghiệp mang lại lợi ích càng lớn, ưu tiên càng nhiều

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt

Quyền sở hữu trí tuệ mang tính chất toàn cầu. Nó đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp. Vì thế mà nó cần được ưu tiên để xác lập quyền kinh doanh tại một quốc gia khác.

Xem thêm:

Sử dụng nguồn lao động ở nước ngoài

Khi sử dụng, các doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ Luật lao động ở nước đó. Cần đặc biệt chú ý đến bảo hiểm và thuế cho người lao động. Nhiều quốc gia sử dụng chính sách chuẩn theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nên rất khắt khe.

Nắm rõ các rào cản thương mại

Các mức thuế suất, rào cản phi thuế quan cần được xem xét kỹ lưỡng. Có thể kể đến như các hạn ngạch xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, việc chống bán phá giá,… Nắm bắt chúng không chỉ có thể loại bỏ rủi ro mà còn có thể biết được quốc gia nào đáng để đầu tư.

Trên đây VnLaw đã chia sẻ cho bạn 10 vấn đề pháp lý cần chú ý khi đầu tư ra nước ngoài. Nếu bạn có nhu cầu muốn nhận tư vấn đầu tư ra nước ngoài thì hãy gọi ngay cho chúng mình nhé. Hẹn gặp lại bạn trong các bài chia sẻ tiếp theo.

Dịch vụ khác

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết