Câu hỏi:
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (hay còn gọi là li-xăng) cần phải thỏa mãn những điều kiện gì? Có điều gì không được quy định hoặc cấm trong Hợp đồng không?
Mong Luật sư có thể giúp tôi giải đáp thắc mắc.
Trả lời:
Vnlaw xin được trả lời câu hỏi của quý khách hàng như sau:
1. Hình thức của Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng phải được làm bằng văn bản, thể hiện đầy đủ thỏa thuận của hai Bên. Mọi thỏa thuận bằng miệng, công văn, thư từ, điện báo,…đều không có giá trị pháp lý.
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng có thể là một phần của Hợp đồng khác (ví dụ Hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán thiết bị,…)
2. Nội dung của Hợp đồng
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
– Các Bên ký kết Hợp đồng
– Căn cứ chuyển quyền sử dụng
– Dạng Hợp đồng (dạng chuyển quyền sử dụng)
– Phạm vi chuyển quyền sử dụng
– Thời hạn chuyển quyền sử dụng
– Giá chuyển quyền sử dụng và phương thức thanh toán
– Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
– Chữ ký của Người đại diện cho các Bên
- Điều khoản về các Bên ký kết Hợp đồng phải nêu rõ tên và địa chỉ đầy đủ của Bên giao và Bên nhận, tên và chức vụ của người đại diện cho mỗi Bên (nếu có).
- Điều khoản về căn cứ chuyển quyền sử dụng phải khẳng định tư cách chuyển quyền sử dụng của Bên giao, bao gồm:
– Tên số, ngày cấp và thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ thuộc quyền sở hữu của Bên giao, hoặc
– Tên, ngày ký, số đăng ký và thời hạn hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng cấp trên – độc quyền sử dụng được cấp cho Bên giao (đối với chuyển quyền sử dụng thứ cấp).
- Điều khoản về dạng hợp đồng phải chỉ rõ hợp đồng chuyển quyền sử dụng là hợp đồng độc quyền hay không độc quyền; có phải là hợp đồng thứ cấp hay không.
- Điều khoản về phạm vi chuyển quyền sử dụng phải chỉ ra các điều kiện giới hạn quyền sử dụng của Bên nhận, trong đó bao gồm:
– Đối tượng được chuyển quyền sử dụng:
+ Phạm vi đối tượng sở hữu công nghiệp mà Bên nhận được sử dụng: một phần hay toàn bộ khối lượng bảo hộ được xác lập theo Văn bằng bảo hộ;
+ Giới hạn hành vi sử dụng mà Bên nhận được phép thực hiện (tất cả hay một số hành vi sử dụng thuộc độc quyền của Bên giao);
– Lãnh thổ chuyển quyền sử dụng: phạm vi lãnh thổ mà tại đó Bên nhận được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (một phần hay toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hoặc lãnh thổ chuyển quyền sử dụng độc quyền cấp trên).
- Điều khoản về giá chuyển quyền sử dụng và phương thức thanh toán
- Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên cần thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên đối với nhau với điều kiện không trái với các quy định của pháp luật. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên có thể bao gồm các nội dung sau đây:
– Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế việc xuất khẩu sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng sang các vùng lãnh thổ mà Bên giao không nắm độc quyền nhập khẩu các sản phẩm đó;
– Buộc Bên nhận phải mua toàn bộ hoặc một tỉ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện, thiết bị từ nguồn do bên Giao đình chỉ, mà không nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ như đã thỏa thuận;
– Cấm bên nhận cải tiến công nghệ được chuyển giao, buộc Bên nhận phải chuyển giao miễn phí cho Bên giao các cải tiến do Bên nhận tạo ra hoặc các quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó.
– Cấm Bên nhận khiếu nại về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp, quyền chuyển quyền sử dụng của Bên giao.
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng không được phép có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của Bên nhận, đặc biệt là những điều khoản không xuất phát từ quyền của Bên giao đối với đối tượng sử hữu công nghiệp hoặc không nhằm để bảo vệ các quyền đó, như:
– Điều khoản về điều kiện sửa đổi, đình chỉ, vô hiệu hợp đồng: Thỏa thuận các điều kiện theo đó có thể sửa đổi, đình chỉ, vô hiệu Hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật.
– Điều khoản về cách thức giải quyết tranh chấp: Lựa chọn trong số các cách sau để giải quyết tranh chấp giữa các Bên: (i) tự thương lượng; (ii) thông quan trọng tài; (iii) thông qua tòa án; hoặc (iv) kết hợp các phương thức nêu trên.
3. Ký kết Hợp đồng
- Hợp đồng phải được chính các Bên (nếu là cá nhân) hoặc người đại diện có thẩm quyền của các Bên (nếu là tổ chức) ký tên:
– Người ký phải ghi rõ ngày ký, nơi ký, họ tên đầy đủ, chức vụ (nếu có);
– Chữ ký phải được đóng dấu nếu Bên ký kết là tổ chức có con dấu hợp pháp;
- Trường hợp một Bên gồm nhiều tổ chức, cá nhân thì Hợp đồng phải được tất cả những người đại diện của các tổ chức, cá nhân đó ký hoặc phải được người đại diện có thẩm quyền của các tổ chức, cá nhân đó ký (theo văn bản ủy quyền).
____________________________
Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt
Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội