Thu hồi công nợ là một việc vô cùng khó khăn. Nhất là với những trường hợp đối tác bị vỡ nợ. Vậy phải thu hồi công nợ khi đối tác vỡ nợ như thế nào? Cùng VnLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lưu ý và thứ tự ưu tiên trong thu hồi công nợ khi đối tác vỡ nợ
Chắc hẳn bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hiểu ý nghĩa của việc thu hồi công nợ rồi nhỉ. Nó không chỉ đảm bảo sự lành mạnh và an toàn về tài chính của doanh nghiệp. Mà còn giúp vận hành bộ máy hoạt động một cách hiệu quả và tránh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Lưu ý thu hồi công nợ khi đối tác vỡ nợ
Chính bởi lý do ấy mà các doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung sau để đòi nợ được nhanh chóng:
- Xác minh thông tin về bên nợ, trong đó chú ý các thông tin về nơi ở, tài sản hiện có. Ngoài ra cần chú ý đến những yếu tố về nhân thân của họ.
- Lên danh sách liệt kê đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh thêm nếu không trả nợ
- Doanh nghiệp cũng nên đưa ra những phương án trả nợ khả thi. Đối với những khoản nợ khó đòi thì doanh nghiệp buộc phải chấp nhận việc trả nợ theo từng giai đoạn. Và nên linh động về tài sản dùng trả nợ thay cho tiền.
Thứ tự ưu tiên trong thu hồi công nợ
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần xem xét về thứ tự ưu tiên được thi hành án. Cụ thể là việc nếu đã thanh toán xong các khoản sau thì sẽ tiếp tục trả các khoản nợ còn lại cho tới hết:
- Chi phí phá sản
- Khoản nợ với người lao động: lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hoặc các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Nếu vẫn còn tài sản để chia thì cần thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Sau khi thanh toán mà không còn tài sản để chia thì các khoản nợ chưa có bảo đảm hoặc có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản không đủ thì sẽ không được thanh toán nữa.
Thu hồi công nợ khi đối tác vỡ nợ
Trường hợp không có yêu cầu mở thủ tục phá sản
Trong trường hợp này, doanh nghiệp có quyền yêu cầu phía đối tác thanh toán khoản nợ. Việc thanh toán dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng, khả năng chi trả hoặc thỏa thuận khác của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.
Trường hợp có yêu cầu mở thủ tục phá sản
Nếu bên nợ không thể phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc có nhưng bị đình chỉ và phải mở thủ tục phá sản. Các khoản nợ của công ty đối tác sẽ được phân chia theo quy định tại Luật Phá sản.
Nếu là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh thì các tài sản khác sẽ được đưa vào trả nợ. Sau khi đã sử dụng hết các biện pháp dân sự mà vẫn không thành công, doanh nghiệp có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án. Nó sẽ giúp bạn yêu cầu bên nợ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Bao gồm lãi quá hạn và các thiệt hại mà doanh nghiệp bạn gặp phải. Hoặc nghĩa vụ trả nợ nếu cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Nếu phát hiện tình trạng tẩu tán tài sản, bạn cũng có thể yêu cầu tòa án thực hiện các biện pháp khẩn cấp.
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu
- Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác liên quan
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
- Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
- Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
Xem thêm:
- Quy trình thu hồi công nợ đúng chuẩn cho doanh nghiệp
- Phương pháp thu hồi công nợ phù hợp với quy định của pháp luật
Thông qua bài viết này doanh nghiệp bạn đã biết phải làm gì để thu hồi công nợ khi đối tác vỡ nợ hay chưa? Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ với VnLaw để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp bạn nhé!