Do một số thay đổi của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014 khiến nhiều cá nhân bỡ ngỡ khi thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề tương tự, hãy xem ngay bài viết dưới đây của Vnlaw về quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài.
6 bước trong quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài
Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư
Quy trình đầu tiên trong thành lập công ty có vốn nước ngoài là đăng ký chủ trương đầu tư với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý bao gồm:
Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức
Đối với nhà đầu tư cá nhân
- Hợp đồng thuê trụ sở
- Xác nhận của ngân hàng về vốn đầu tư
Đối với nhà đầu tư là tổ chức
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Điều lệ hoạt động của DN
- Báo cáo tài chính có lợi nhuận hoặc xác nhận của ngân hàng về khoản tiền dự định đầu tư vào Việt Nam
- Hợp đồng thuê trụ sở của công ty tại Việt Nam
- Văn bản quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp luật của doanh nghiệp tại Việt Nam
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư – IRC
Bước tiếp theo là xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ pháp lý bao gồm:
- Văn bản đề nghị cho việc thực hiện dự án đầu tư;
- Các tài liệu xác định tư các pháp lý đối với nhà đầu tư cá nhân/ nhà đầu tư tổ chức;
- Đề xuất của dự án đầu tư
- Bản sao tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính);
- Đề xuất sử dụng đất, bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác nhằm xác nhận quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ (nếu cần thiết);
Trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối cấp phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà đầu tư;
Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Với quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh.
Thời hạn trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Tên và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của DN;
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các thành viên chủ sở hữu;
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư tùy loại hình công ty.
Bước 4: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tin đăng ký doanh nghiệp cần phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia.
Hành vi không công bố hoặc công bố không đúng hạn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 5: Khắc dấu pháp nhân
Doanh nghiệp ủy quyền hoặc tự khắc dấu pháp nhân và phải thông báo mẫu dấu cho Sở kế hoạch và đầu tư.
Dấu phải thể hiện được 2 yếu tố là tên và mã số doanh nghiệp.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng và khai thuế
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài
Doanh nghiệp cần:
- Khai và nộp lệ phí môn bài;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (giá trị gia tăng);
- Thông báo về việc sử dụng dịch vụ đại lý (trường hợp có sử dụng);
- Đăng ký số thuế cá nhân;
- Đăng ký giao dịch điện tử đối với cơ quan thuế;
- Mở tài khoản và chuyển tiền vào góp vốn (bước quan trọng).
Xem thêm:
Trên đây là 6 bước cơ bản trong quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài. Truy cập website của chúng tôi để được tư vấn chi tiết!