HỢP ĐỒNG

Soạn thảo hợp đồng

SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG

Hợp đồng là văn bản rất quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội. Việc ràng buộc lẫn nhau giữa các chủ thể, các vấn đề phát sinh trong tương lai và cách thức xử lý chúng đặc biệt quan trọng trong hợp đồng. Bài viết dưới đây phân tích một số nội dung chính trong quá trình soạn thảo hợp đồng mà các chủ thể cần phải lưu tâm.

Tên gọi và bản chất của hợp đồng thông thường sẽ dựa trên mục đích giao kết hợp đồng. Hợp đồng dân sự có phạm trù rộng, bao gồm nhiều loại hợp đồng đặc thù khác nhau, trong đó có hợp đồng thương mại. Mục đích giao kết của các bên trong hợp đồng dân sự chỉ là tiêu dùng. Trong khi đó hợp đồng thương mại khi giao kết các bên tham gia có mục đích là lợi nhuận. Một số loại hợp đồng trong lĩnh vực được chuyên biệt hóa, có luật riêng, thì hợp đồng sẽ mang tên lĩnh vực đó. Tuy nhiên trong thực tế tất cả các loại hợp đồng đều có bộ khung cấu trúc cơ bản giống nhau. Chúng tôi xin trình bày các nội dung kết cấu cơ bản để soạn thảo hợp đồng như sau:

Nội dung của hợp đồng

Các bên trong hợp đồng có thể tự thỏa thuận những nội dung trong hợp đồng. Tuy vậy, khi soạn thảo hợp đồng cần có những nội dung chính sau đây:

  •  Đối tượng của hợp đồng;
  •  Số lượng, chất lượng;
  •  Giá, phương thức thanh toán;
  •  Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  •  Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  •  Phương thức giải quyết tranh chấp.

Từ các nội dung trên, khi soạn thảo Hợp đồng, cần phải chú ý đến các vấn đề sau:

1. Chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng sẽ là cá nhân hoặc là cơ quan, tổ chức (pháp nhân).

Khi soạn thảo hợp đồng chúng ta cần chú ý trường hợp chủ thế cá nhân thì sẽ do cá nhân giao kết hợp đồng ký. Chủ thể là pháp nhân thì người ký kết hợp đồng là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền (kèm theo văn bản uỷ quyền). Ngoài ra hợp đồng cần phải có dấu của cơ quan, tổ chức giao kết.

Phần chủ thể của hợp đồng phải đưa ra các thông tin đẩy đủ để xác định chính xác và phân biệt được chủ thể của hợp đồng và các chủ thể khác. Đối với cá nhân thường là số giấy tờ chứng thực cá nhân, địa chỉ liên lạc; Đối với pháp nhân thì là mã số mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, địa chỉ cơ quan hoặc địa chỉ trụ sở chính.

2. Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng có thể là sản phẩm vô hình, không tồn tại dưới dạng vật chất hoặc là sản phẩm hữu hình hoặc tài sản: tiền, vật, giấy tờ có giá,….Tùy vào ý chí các bên hướng đến khi tham gia giao kết hợp đồng.

Đây là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng, nếu không được quy định thì hợp đồng sẽ không được hình thành.

Nếu dựa vào đối tượng thì có thể phân chia thành hai nhóm chính: đối tượng hợp đồng là tài sản (hữu hình) và đối tượng hợp đồng là công việc (vô hình).

3. Số lượng, chất lượng

Điều khoản số lượng, chất lượng có thể được mô tả rõ ràng hơn trong nhóm hợp đồng có đối tượng là tài sản như hợp đồng mua bán, chuyển nhượng,…Vì đối tượng này dễ để định lượng và định tính hơn so với đối tượng là công việc. Số lượng ở đây được xác định bằng các đơn vị như số đếm, trọng lượng, đơn vị đo…Đối với một số hợp đồng mua bán tài sản thì cần quy định rõ chất lượng, số lượng và quy cách để định giá và xác định mức độ hoàn thành của bên mua.

Khi đối tượng hợp đồng là công việc thì số lượng, chất lượng thường được xác định hoàn thành khi hai bên đã nghiệm thu đã việc thực hiện.

Chất lượng công việc trong hợp đồng công việc được định tính một cách khá chủ quan. Mức độ hoàn thành của công việc định tính khó đánh giá hơn đối tượng hợp đồng là vật chất. Chính vì vậy quy định về chất lượng hợp đồng đối với đối tượng là các công việc cần đưa nhiều tiêu chí.

4. Giá, phương thức thanh toán

Căn cứ đối tượng, số lượng, chất lượng của đối tượng mà các bên có thể định giá được giá trị của hợp đồng. Giá của hợp đồng có thể bị ảnh hưởng bởi giá thị trường tại thời điểm giao kết.

Phương thức thanh toán có thể là: trực tiếp bằng tiền mặt; chuyển khoản; gián tiếp thông qua trung gian,…. Ngoài ra, nhiều chủ thể còn quy định các đợt thanh toán và điều kiện thanh toán.

Tuy nhiên, điều khoản giá và phương thức thanh toán không phải là điều khoản bắt buộc đối với mọi hợp đồng. Nếu khi các bên không thoả thuận về giá cả thì vẫn có thể được xác định dựa vào giá thị trường của đối tượng cùng loại. Mặc dù vậy, khi soạn thảo hợp đồng việc quy định rõ ràng vẫn được ưu tiên hơn tránh tranh chấp sau này.

5. Thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng

Thời hạn thực hiện hợp đồng là giới hạn thời gian cụ thể do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Các bên cần phải tuân thủ nghiêm để có thể hoàn thành nghĩa vụ trong khoảng thời gian này. Thời hạn thường được quy định như: thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn thực hiện hợp đồng (thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…); thời điểm kết thúc hợp đồng.

Địa điểm thực hiện hợp đồng hay xuất hiện tại các hợp đồng thi công xây dựng hoặc có liên quan đến yếu tố vận chuyển hàng hóa.  Việc xác định địa điểm thực hiện hợp đồng cần rõ ràng để tránh khó thực hiện hợp đồng. 

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Các bên có thể căn cứ vào pháp luật hoặc hoặc thỏa thuận về quyền và lợi ích chính đáng nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng. Việc quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên là cơ sở để xác định hành vi vi phạm của chủ thể và trách nhiệm khi vi phạm khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng còn là thước đo việc thực hiện Hợp đồng của các bên, là căn cứ để xác định mức độ hoàn thành nghĩa vụ khi thanh lý Hợp đồng.

7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Sự thoả thuận về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có thể là phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc một loại trách nhiệm khác.

7.1 Chế tài phạt hợp đồng:

Các bên trong hợp đồng dân sự chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.

Phạt hợp đồng là điều khoản nhằm ràng buộc các bên trong hợp đồng tuân thủ chính xác các quy định trong hợp đồng dù có yếu tố thiệt hại hay không. Chỉ có thỏa thuận về phạt thì mới phát sinh trách nhiệm phạt vi phạm.

Một số quy định phạt vi phạm trong hợp đồng: Phạt vi phạm hợp đồng dân sự (quy định tại Điều 418 BLDS 2015); hợp đồng thương mại (quy định tại Điều 300, 301, 307 Luật thương mại 2005); hợp đồng xây dựng (quy định tại Điều 146 Luật xây dựng 2014, điểm c khoản 64 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020).

7.2 Chế tài bồi thường thiệt hại:

Khác với phạt vi phạm là chỉ được áp dụng nếu như có thỏa thuận trước về phạt vi phạm. Đối với bồi thường thiệt hại, cho dù các bên có thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Các yếu tố xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: có hành vi vi phạm hợp đồng, lỗi, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra.

8. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

8.1 Giải quyết tranh chấp hợp đồng qua con đường hòa giải, thương lượng:

Thông thường, trước khi các bên giải quyết tranh chấp sẽ tiến hành hòa giải. Tại Tòa án hòa giải là bước bắt buộc trong quy trình giải quyết tranh chấp. Thông qua hòa giải sẽ giúp các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng và giữ mối quan hệ.

8.2 Lựa chọn của Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng:

Các tranh chấp kinh doanh thương mại có yếu tố khác nhau thì sẽ giải quyết ở các cấp thẩm quyền khác nhau. Nhiều trường hợp đã không cân nhắc đến cấp thẩm quyền của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, nên Tòa án có quyền không chấp nhận giải quyết các tranh chấp phát sinh dựa trên điều khoản này.

8.3 Lựa chọn Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng:

Trong hợp đồng các bên có thể lựa chọn tòa án hoặc trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên thực tế nhiều hợp đồng lại lựa chọn cả Tòa án và Trọng tài.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2, Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/03/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về trường hợp hai bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp ở cả hai cơ quan Tòa án và Trọng tài thì: Nếu người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 thì Tòa án căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại để từ chối thụ lý, giải quyết”Như vậy, việc lựa chọn cơ quan Trọng tài sẽ được ưu tiên hơn trong trường hợp này.

Vì vậy trong hợp đồng các bên nên lựa chọn một cơ quan giải quyết là Trọng tài hoặc Tòa án.

8.4 Viết đúng tên cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng:

Đây là một lỗi cơ bản thường gặp khi soạn thảo hợp đồng. Một số hợp đồng không quy định rõ tên của  Trọng tài hoặc về cấp thẩm quyền của Tòa án. Việc không ghi đúng cơ quan giải quyết tranh chấp, thẩm quyền giải quyết sẽ dẫn đến không khả thi trong chọn cơ quan tài phán sau này.

Trong một số trường hợp, các cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ từ chối thụ lý, giải quyết vì lý do là không đúng tên, hoặc không có cơ quan giải quyết tranh chấp.

8.5 Ngoài ra, khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý 7 trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Theo căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
  •  Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức làm chủ được hành vi của mình
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

9. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng của Vnlaw        

Tại vnlaw chúng tôi có những luật sư kinh nghiệm hơn 20 năm về hành nghề tư vấn, tranh tụng. Qua kinh nghiệm tranh tụng chúng tôi đã đúc rút rất nhiều vấn đề về tranh chấp trong thực tiễn. Chính vì vậy vnlaw có kinh nghiệm trong xử lý các tình huống phát sinh này. Đây chính là thế mạnh trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng của Vnlaw.

____________________________

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt 

Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Dịch vụ khác

Các loại hợp đồng lao động phổ biến hiện nay

Các loại hợp đồng lao động phổ biến hiện nay

Các loại hợp đồng lao động phổ biến hiện nay Theo quy định của Bộ luật Lao động mới nhất, các loại hợp đồng lao động đã được tinh gọn lại còn hai loại chính đó là: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng...
Xem chi tiết

Những quy định về chuyển nhượng cổ phần bạn cần biết

Những quy định về chuyển nhượng cổ phần bạn cần biết

Những quy định về chuyển nhượng cổ phần Việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần hiện là giao dịch rất thông dụng trong mua bán, sáp nhập công ty. Mặc dù đây là giao dịch thông dụng nhưng bạn cần nắm được những quy định...
Xem chi tiết

Tư vấn soạn thảo Hợp đồng xây dựng

Tư vấn soạn thảo Hợp đồng xây dựng

Tư vấn soạn thảo Hợp đồng xây dựng Trước khi soạn thảo Hợp đồng xây dựng, các bên cần phải cân nhắc rất nhiều vấn đề để có thể soạn được một bản Hợp đồng phù hợp. Hợp đồng xây dựng được chia ra thành nhiều loại,...
Xem chi tiết