Doanh nghiệp

Thành lập công ty quản lý nghệ sĩ cần những thủ tục và hồ sơ nào?

Công ty quản lý nghệ sĩ là một loại công ty hoạt động trong lĩnh vực giải trí, thường là các hoạt động liên quan đến âm nhạc, diễn xuất, vũ đạo hoặc các hoạt động nghệ thuật khác.

Công ty quản lý nghệ sĩ thường đại diện cho các nghệ sĩ, giúp họ quản lý lịch trình biểu diễn, các hoạt động quảng cáo, đàm phán hợp đồng, quản lý tài chính và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến sự nghiệp của họ.

Công ty quản lý nghệ sĩ thường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu và sự nghiệp của nghệ sĩ, giúp họ tạo ra các sản phẩm nghệ thuật chất lượng cao và trở thành những người nổi tiếng và thành công trong ngành giải trí. Các công ty quản lý nghệ sĩ có thể hoạt động độc lập hoặc là một phần của một công ty giải trí lớn.

Vậy để biết thành lập công ty quản lý nghệ sĩ cần những thủ tục và hồ sơ nào?, hãy theo dõi bài viết dưới đây của VnLaw để biết thêm chi tiết bạn nhé!

Thủ tục và hồ sơ thành lập công ty quản lý nghệ sĩ

Công ty giải trí Việt Nam
Công ty giải trí Việt Nam

Công ty quản lý nghệ sỹ dưới góc độ pháp lý

Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về loại hình công ty quản lý nghệ sỹ. Vì vậy dưới góc độ pháp lý Công ty quản lý nghệ sỹ thực chất cũng chỉ là một doanh nghiệp thông thường hoạt động trong lĩnh vực tổ chức, quản lý kinh doanh hoạt động giải trí. Do đó việc thành lập Công ty quản lý nghệ sỹ cũng giống như bao công ty khác bao gồm  bước đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Căn cứ theo luật doanh nghiệp hiện hành, việc thành lập doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực:

+ Giấy CMND, hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

+ Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, văn bản ủy quyền của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức;

+ Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết: 05-07 ngày làm việc.

Kết quả: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp cũng chính là mã số thuế.

Công ty giải trí Dreams Entertainment

Khắc con dấu công ty.

Từ năm 2023, doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về  việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty.

Hoàn thiện các giấy tờ liên quan đến hoạt động công ty.

Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và khắc dấu công ty, doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục giấy tờ liên quan đến hoạt động công ty: kê khai thuế, bảng biển công ty,…

Xem thêm Luật lao động TẠI ĐÂY.

Trên đây là bài viết toàn bộ nội dung về thành lập công ty quản lý nghệ sĩ cần những thủ tục và hồ sơ nào? Nếu bạn quan tâm các thông tin liên quan đến Luật kinh doanh hay ghé thăm trang web https://luatdoanhnghiep.com/ để tìm hiểu thêm hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi bạn nhé!

Dịch vụ khác

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết