DOANH NGHIỆP

Bầu thành viên hội đồng quản trị theo Luật doanh nghiệp 2020

Bầu thành viên hội đồng quản trị theo luật doanh nghiệp 2020

Luật Doanh nghiệp 2020 là một bước tiến nhằm bổ sung thay đổi các quy định về doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình kinh tế ngày càng phát triển. Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý quan trọng trong công ty cổ phần. Vì vậy quy định bầu thành viên Hội đồng quản trị được sửa đổi phù hợp với tình hình mới.

Quy định pháp luật về bầu thành viên Hội đồng quản trị

Theo khoản 3 điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“…

  1. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực, hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên HĐQT hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của HĐQT hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.”
Bầu thành viên hội đồng quản trị
Bầu thành viên hội đồng quản trị

Phương pháp bầu thành viên Hội đồng quản trị thông thường

Như vậy tinh thần chính của Luật Doanh nghiệp 2020 việc bầu thành viên HĐQT vẫn theo phương thức bầu dồn phiếu như Luật doanh nghiệp 2014.

Số phiếu mà mỗi cổ đông nhận được để bầu sẽ tương ứng với số cổ phần của họ nhân với số lượng thành viên HĐQT được bầu.

Cổ đông được quyền dồn hết số phiếu của họ có để bầu cho một ứng viên hoặc các ứng viên khác nhau.

Người trúng cử thành viên hội đồng quản trị là người người có số phiếu tính từ cao xuống thấp cho đủ sô lượng thành viên.

Phương pháp bầu thành viên Hội đồng quản trị đặc biệt khi có từ 2 ứng viên cuối cùng bằng số phiếu

Trường hợp có 2 ứng viên trở lên có cùng số lượng phiếu cuối cùng thì sẽ tiến hành bầu lại vòng tiếp theo để chọn cho đủ vẫn theo phương pháp bầu dồn phiếu. Tuy nhiên số phiếu của cổ đông lần này sẽ khác so với lần 1. Ví dụ vòng thứ 2 có 3 ứng viên có số phiếu bằng nhau nhưng số lượng thiếu của thành viên là 2 thì cách xác định số phiếu sẽ là:

Số phiếu bầu lần 2 =Số lượng cổ phần của cổ đông * 2.

Ngoài ra Luật doanh nghiệp 2020 còn cho phép điều khoản tùy nghi trong trường hợp bầu vòng sau đó là lựa chọn theo tiêu chí phụ như quy định tại quy chế bầu cử của công ty hoặc điều lệ công ty. Ví dụ như các tiêu chí bổ sung như bằng cấp, kinh nghiệm công tác, chuyên môn…

Ví dụ quy chế bầu cử hoặc điều lệ quy định tiêu chí phụ là ưu tiên chuyên môn về tài chính khi có từ 2 ứng viên trở lên cùng số phiếu cho thành viên cuối cùng thì thành viên nào công tác chuyên môn về lĩnh vực tài chính sẽ trúng cử.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về phương pháp bầu thành viên hội đồng quản trị theo Luật Doanh nghiệp 2020. Vnlawdaiviet hy vọng sẽ giúp ích cho quý công ty trong thực tế áp dụng pháp luật. Nếu quý vị còn thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau.

Công ty Luật TNHH Đại Việt

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc

Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn

Tham khảo:

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết