Hiện nay, do quá trình hội nhập kinh tế cùng với những đặc điểm nổi trội, Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng thu hút vốn đầu tư đến từ nước ngoài. Chính vì vậy, thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang được rất nhiều người quan tâm.
Trong bài viết này, VnLaw sẽ giải đáp cho bạn mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục, hồ sơ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam!
Căn cứ pháp lý
Trình tự thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
1. Thủ tục về xin quyết định chủ trương đầu tư
Luật đầu tư năm 2020 đã có quy định cụ thể đối với các dự án nằm trong diện phải xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo đó điều 30, 31, 32 ghi rõ chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục xin quyết định chủ trương phù hợp theo quyền hạn của mỗi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
Đối với các dự án khác không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 30, 31, 32 thì không cần phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư. Truy cập VnLaw để được tư vấn thủ tục đầu tư vào Việt Nam chi tiết nhất.
2. Thủ tục về xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 37 Luật đầu tư 2020:
- Dự án của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 bộ luật này.
Các trường hợp không cần thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Dự án của các nhà đầu tư trong nước đầu tư tại Việt Nam;
- Dự án đầu từ của tổ chức kinh tế theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 bộ luật này;
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần và phần góp vốn của tổ chức kinh tế.
3. Thủ tục về đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư, nếu dự án có nội dung là thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật.
Nhà đầu tư có thể chọn 1 trong 4 loại hình sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên;
- Công ty hợp danh;
- Công ty cổ phần
Hồ sơ cần thiết của thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bao gồm:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án của nhà đầu tư;
– Tài liệu xác minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân:
- Đối với cá nhân: Bản sao căn cước công dân hoặc hộ chiếu
- Đối với tổ chức: Bản soa giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương.
– Đề xuất dự án đầu tư;
– Báo cáo năng lực tài chính:
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc sự cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ, tổ chức tài chính hoặc sự bào lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Hoặc các tài liệu nhằm chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;
– Nộp giải trình về sử dụng công nghệ đối với các dự án thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
Trong vòng 15 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản giải trình lý do trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bao gồm:
– Văn bản (đơn) đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ doanh nghiệp;
– Danh sách các thành viên/ cổ đông đối với các loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu;
– Bản sao chứng thực cá nhân: căn cước công dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác tương đương;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp ở phần 2;
– Hợp đồng thuê, mua trụ sở chính;
– Giấy ủy quyền trong trường hợp đại diện pháp luật của công ty không trực tiếp thực hiện.
Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp. Thời gian xử lý hồ sơ thường dao động từ 03 – 05 ngày.
Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ghé tranh chủ của VnLaw để biết thêm những thông tin khác liên quan đến luật doanh nghiệp.