Tin tức

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài gồm những bước nào?

Đầu tư ra nước ngoài đã không còn là hình thức quá xa lạ ở nước ta. Tuy nhiên việc khác biệt về hệ thống pháp luật cũng gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục để đầu tư ra nước ngoài, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần thiết!

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài gồm những bước nào?

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài là gì?

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài là một loại thủ tục hành chính. Nó ghi nhận việc các nhà đầu tư chuyển vốn, thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu nhằm thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bên ngoài lãnh thổ Việt Nam và sẽ trực tiếp tham gia vào quản lý hoạt động đầu tư đó thông qua việc được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam.

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo những hình thức dưới đây bắt buộc phải thực hiện thủ tục để cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:

  • Thành lập công ty, chi nhánh công ty tại nước ngoài;
  • Thực hiện những hợp đồng BCC tại nước ngoài;
  • Mua lại một phần hoặc tất cả vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài; với mục đích để tham gia quản lý, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
  • Mua, bán chứng khoán, cổ phiếu, giấy tờ có giá trị khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán hoặc các định chế tài chính trung gian ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước ngoài nơi tiếp nhận đầu tư.


Các bước trong thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các tài liệu cần có trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài (mẫu đươc quy định theo Pháp Luật);
  • Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của cá nhân, tổ chức. Ví dụ như: Bản sao thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Đối với nhà đầu tư là tổ chức cần bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu khác tương đương xác nhận tư cách pháp lý:Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định thành lập.
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Các tài liệu chứng minh được năng lực tài chính của nhà đầu tư. Ví dụ: Báo cáo tài chính trong vòng 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; văn bản cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ; văn bản cam kết hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tài chính; hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết của tổ chức tín dụng được phép thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài;
  • Văn bản chấp thuận của đơn vị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với dự án trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học công nghệ.


Bước 2: Nộp hồ sơ đầu tư

Hồ sơ sau khi được chuẩn bị ở bước 1, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi hồ sơ để lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan trong vòng 03 ngày kể từ khi nhận hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Tại bước tiếp theo trong quy trình thủ tục đầu tư ra nước ngoài, hồ sơ phải chờ sự thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền. Kể từ khi nhận hồ sơ dự án đầu tư từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời hạn 15 ngày, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền của mình quản lý.

Bước 4: Cấp giấy phép đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài có những nội dung sau:

  • Mã số dự án đầu tư;
  • Nhà đầu tư;
  • Tên của dự án đầu tư, tên của tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có);
  • Mục tiêu và địa điểm đầu tư;
  • Hình thức đầu tư, nguồn vốn, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Quyền cũng như nghĩa vụ của nhà đầu tư;
  • Ưu đãi hoặc hỗ trợ đầu tư (nếu có).


Bước 5: Đăng ký giao dịch ngoại hối

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước về vốn đầu tư, nhà đầu tư và tài khoản vốn đầu tư mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài cũng như chuyển vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài.

Bước 6: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Sau khi đăng ký xong giao dịch ngoại hối, nhà đầu tư sẽ thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài theo tiến độ đã đăng ký của dự án.

Bước 7: Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài

Ở bước cuối cùng, nhà đầu tư sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Sau đó thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Pháp luật.

Xem thêm:


Trên đây là toàn bộ những thông tin về thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Truy cập website của VnLaw để có thêm thông tin chi tiết về các hình thức đầu tư phổ biến.

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết