Doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam

Việc thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam luôn là vấn đề được quan tâm để thúc đẩy kinh tế địa phương. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thủ tục này thông qua bài chia sẻ dưới đây của VnLaw bạn nhé!

Đôi nét về tỉnh Hà Nam

Tỉnh Hà Nam - Việt Nam
Tỉnh Hà Nam – Việt Nam
  • Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Hà Nam là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Hà Namdiện tích 852.2 km²dân số hơn 883.927 người.
  • Thành phố Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa. Đây là một  tỉnh có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu, hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố cà các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
  • Tỉnh Hà Nam đã có nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư thu hút khá nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Các khu công nghiệp Hà Nam trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư nhật bản, Hàn quốc và nhiều quốc gia khác. Từ đó, thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh, vươn lên top những tỉnh có đầu tư nước ngoài cao nhất.
  • Hiện nay ở Hà Nam có tổng 7.235 doanh nghiệp tại các khu doanh nghiệp và có thêm những khu công nghiệp sắp được mở. Do đó, ngày càng thu hút nhiều doanh nhân đầu tư kinh doanh và thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam.
  • Chính vì thế, với mục đích hỗ trợ và đồng hành về các vấn đề pháp lý cùng những nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam, Công ty luật VnLaw xin hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tại Hà Nam như sau:

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp

Có 4 loại hình doanh nghiệp để khách hàng có thể lựa chọn:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn

Để chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục đích thành lập công ty, bạn nên tham khảo và tìm hiểu để nắm được những ưu và nhược điểm của các loại hình.

  • Để thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp cần ít nhất 3 thành viên là cổ đông. Còn đối với công ty hợp danh thì cần tối thiểu 2 thành viên hợp danh. Vì vậy, nếu không đủ số thành viên thì khách hàng nên cân nhắc lựa chọn loại hình công ty TNHH hoặc doanh nghiệp tư nhân.
  • Nếu muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân trước đó không là chủ hộ kinh doanh và không là thành viên của công ty hợp danh.

Bước 2: Đặt tên công ty 

  • Tên công ty gồm 2 yếu tố cấu thành: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp.
  • Các loại hình doanh nghiệp được viết như sau:

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, được viết là: “công ty trách nhiệm hữu hạn”/ “công ty TNHH”

+ Đối với công ty cổ phần, được viết là:”công ty cổ phần”/ “công ty CP”

+ Đối với công ty hợp danh, được viết là:”công ty hợp danh”/ “công ty HD”

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân, được viết là:”doanh nghiệp tư nhân”/ “doanh nghiệp TN”/ “DNTN”

  • Khi đặt tên trùng với các doanh nghiệp đã đăng ký sẽ không được chấp nhận.

Bước 3: Lựa chọn trụ sở của công ty

  • Trụ sở của công ty không được sử dụng những địa chỉ không đúng chức năng hoạt động kinh doanh như nhà ở, căn hộ có mục đích để ở, nhà tập thể có diện tích sử dụng chung, trên khu đất đang quy hoạch,…
  • Trụ sở của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp. Do đó phải có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (phường), quận (huyện), thành phố (tỉnh) rõ ràng. Ngoài ra, có thể có số điện thoại, số fax và thư điện tử ( nếu có).

Bước 4: Xác định ngành nghề kinh doanh và vốn điều lệ

  • Công ty kinh doanh ngành nghề nào thì phải đăng ký ngành nghề đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc kinh doanh ngành nghề không được đăng ký kinh doanh là vi phạm pháp luật kinh doanh.
  • Khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp cần chú ý để đáp ứng đủ các điều kiện trước khi đi vào hoạt động kinh doanh. Còn đối với ngành nghề không có điều kiện thì có thể thực hiện kinh doanh ngay khi hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
  • Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty HD. Nó là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty CP.
  • Vốn điều lệ của mỗi công ty còn tùy thuộc vào khả năng/ nhu cầu của các thành viên/ cổ đông và theo quy định của pháp luật đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đặt vốn điều lệ phù hợp.

Bước 5: Chọn người đại diện theo pháp luật 

  • Theo điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp tham gia tố tụng trước Trọng tài hoặc Tòa án.
  • Do đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là một người có đủ trách nhiệm, năng lực để làm tốt trách nhiệm của một người đại diện.

Bước 6: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên/ cổ đông
  • Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của thành viên sở hữu công ty

Bước 7: Nộp hồ sơ và chờ kết quả

  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, nộp lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.
  • Sau khoảng 3-5 ngày thẩm định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
  • Sau khi được cấp giấy chứng nhận, làm con dấu và đăng ký mẫu dấu.
  • Cuối cùng, đăng bố cáo.

Xem thêm:

Trên đây là bài viết hướng dẫn về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam của VnLaw. Nếu bạn quan tâm đến các thông tin liên quan đến thành lập doanh nghiệp thì hãy ghé thăm trang web https://luatdoanhnghiep.com/ hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi bạn nhé!

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết