DOANH NGHIỆP

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

Mỗi địa phương có phương thức và thủ tục thành lập luật doanh nghiệp khác nhau. Ngay bây giờ hãy cùng VN law  tìm hiểu về các thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội.

Đôi nét về thành phố Hà Nội 

Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng. Đây được coi là mảnh đất địa linh nhân kiệt. Hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế-chính trị- văn hóa của nước ta.

Tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội ngày càng tăng nhanh với sự gia tăng dân số tập trung vào khu vực đô thị ngày càng lớn.

Theo tờ báo Pháp luật và Xã hội, trong quý I/2023, báo cáo của UBND TP Hà Nội, TP đã cấp giấy phép kinh doanh cho 7.496  doanh nghiệp đăng kí thành lập với số vốn lên tới 73.079 tỷ đồng. Với số liệu này, so với cùng kì năm trước, tăng 15% về số lượng doanh nghiệp và giảm 27% số vốn đăng ký.

Với sự tăng nhanh về số doanh nghiệp đã nâng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 357.152 doanh nghiệp.

Đôi nét về Hà Nội
Đôi nét về Hà Nội

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội 

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội cũng được quy định như các tỉnh khác. Quy trình thành lập cũng liên quan đến các cơ quan như:

  •  Sở Tài chính
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
  • ….

Các cở sở pháp lý:

Các bước thành lập doanh nghiệp cụ thể như sau:

Bước 1: Lập hồ sơ 

Công ty lập hồ sơ thành lập công ty và cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Hoàn thành quá trình này trong 3-4 ngày làm việc.

Bước 2: Làm dấu pháp nhân

Thời hạn hoàn thành công việc 1 ngày

Các lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội 

Về tên công ty

Tên công ty được cấu thành bởi 2 bộ phận:

Tên công ty= Loại hình doanh nghiệp + tên riêng 

+ Về loại hình doanh nghiệp hiện nay có 5 doanh nghiệp phổ biến:

  • Công ty cổ phần
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Công ty tư nhân
  • Công ty hợp danh

+ Về tên riêng, được viết theo chữ cái của bảng tiếng việt

Chú ý:

  • Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, kí hiệu vi phạm truyền thống.
  • Không được đăng ký tên nhãn hiệu nổi tiếng đã được cấp phép

Về loại hình doanh nghiệp:

  • Tùy chọn vào chủ doanh nghiệp mà có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam.
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Về địa chỉ chính trụ sở của công ty 

  • Doanh nghiệp ghi rõ số nhà, ngõ ngách, đường phố, phường, xã huyện, thành phố
  • Lưu ý trụ sở không được phép là chung cư hoặc nhà tập thể. Trường hợp nếu là nhà riêng thì yêu cầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp nếu đi thuê thì cần có quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp

Về vốn điều lệ 

  • Vốn điều lệ phụ thuộc vào khả năng tài chính cũng như mức huy động vốn ban đầu của doanh nghiệp
  • Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp lý như xuất khẩu lao động, du lịch lữ hành,…

Về thành viên công ty 

Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin cổ đông và nêu rõ tỷ lệ vốn góp của mọi người trong vốn điều lệ

Về người đại diện theo pháp luật 

  • Cung cấp đầy đủ thông tin của người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp và nêu rõ chức danh.
  • Người bị treo mã số thuế không được đại diện pháp luật để thành lập công ty.

Về phát hành hóa đơn điện tử 

  • Theo quy định của pháp luật từ năm 2022, các công ty m,ới thành lập bắt buộc phải có hóa đơn điện tử.

Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Phú Thọ

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội. Bạn có thể ghé thăm https://luatdoanhnghiep.com/  hoặc liên hệ trực tiếp để có thể giải đáp những thông tin mà bạn đang quan tâm đến thành lập doanh nghiệp.

 

 

 

Dịch vụ khác

Bầu thành viên hội đồng quản trị theo Luật doanh nghiệp 2020

Bầu thành viên hội đồng quản trị theo Luật doanh nghiệp 2020

Bầu thành viên hội đồng quản trị theo luật doanh nghiệp 2020 Luật Doanh nghiệp 2020 là một bước tiến nhằm bổ sung thay đổi các quy định về doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình kinh tế ngày càng phát triển. Hội đồng quản trị (HĐQT)...
Xem chi tiết

Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch Hội đồng quản trị

Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch Hội đồng quản trị

Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch Hội đồng quản trị  Chủ tịch Hội đồng quản trị là một chức danh quan trọng trong công ty cổ phần. Với vai trò của mình chủ tịch điều hành các hoạt động của Hội đồng quản trị- một cơ quan quản...
Xem chi tiết

Quy định về cuộc họp Hội đồng quản trị theo luật doanh nghiệp

Quy định về cuộc họp Hội đồng quản trị theo luật doanh nghiệp

Quy định về cuộc họp Hội đồng quản trị theo Luật doanh nghiệp Họp Hội đồng quản trị là cuộc họp của cơ quan quản lý quan trọng trong công ty cổ phần. Những quyết định của Hội đồng quản trị thông qua các phiên họp thường niên...
Xem chi tiết