Tin tức

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện gồm những gì?

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Thành lập văn phòng đại diện chính là một sự lựa chọn hoàn hảo giúp thuận tiện trong hoạt động giao tiếp nói riêng và chăm sóc khách hàng nói chung. Vậy bài viết này VN Law sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn nhé!

>>> Xem thêm:

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là gì?

Theo khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Theo đó, doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở cả trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp cũng có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương.

Chức năng của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện không thực hiện các hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu hoặc ký kết hợp đồng mà chính là văn phòng liên lạc, thực hiện hoạt động cung cấp thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Thủ tục và quy trình thành lập văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện có chức năng kinh doanh không?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ hồ sơ để gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh tại nơi đặt văn phòng đại diện. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bản sao công chứng CCCD/ CMND/ hộ chiếu của người đứng đầu
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của văn phòng đại diện
  • Thông tin thông báo thành lập văn phòng đại diện
  • Biên bản họp của hội đồng quản trị đối với công ty TNHH, công ty cổ phần
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện của công ty)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong các giấy tờ có liên quan, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại địa điểm kinh doanh và đóng các lệ phí

Bước 3: Hoàn thành và nhận kết quả

Trong vòng 3 ngày kể từ khi nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi lại kết quả

  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng đăng kí kinh doanh sẽ thông báo về việc bổ sung hay sửa đổi hồ sơ. Bạn làm theo và thực hiện các bước như trên.

Những điều cần biết khi thành lập văn phòng đại diện

  • Người đứng tên thành lập văn phòng đại diện: giám đốc công ty, các chức danh quản lý khác hay bất cứ người nào có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không vị phạm pháp luật
  • Hạch toán thuế của văn phòng đại diện: phụ thuộc vào công ty mẹ
  • Khắc con dấu mới cho văn phòng đại diện: tùy theo nhu cầu của công ty (có thể không hoặc có)
  • Kê khai thuế đóng bao nhiêu: mức đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/ 1 năm

Ưu, nhược điểm của việc thành lập văn phòng đại diện

Ưu điểm:

  • Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính
  • Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài
  • Văn phòng đại diện không phát sinh các thủ tục liên quan khác

Nhược điểm:

  • Văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động kinh doanh
  • Khi đổi trụ sở văn phòng vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ thuế tại Chi cục nơi có địa chỉ cũ

Một số lưu ý quan trọng khi thành lập văn phòng đại diện

Bí kíp cần bỏ túi khi thành lập văn phòng đại diện

Bí kíp cần bỏ túi khi thành lập văn phòng đại diện

  • Theo Điều 41 Luật doanh nghiệp 2014, nếu đặt tên không đúng quy định, trùng hoặc nhầm lẫn sẽ gây ảnh hưởng đến việc đăng ký
  • Địa chỉ văn phòng phải đầy đủ và chính xác
  • Người đại diện văn phòng phải cung cấp thông tin địa chỉ thường trú (theo giấy tờ tùy thân) và nơi ở hiện tại
  • CCCD/ CMND/ hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện chứng thực không quá 6 tháng
  • Chịu trách nhiệm giải trình với các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu

Các cơ sở pháp lý liên quan

Quý khách đang có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện hay có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với VN Law để được các chuyên viên hỗ trợ tốt nhất.

Dịch vụ khác

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump?

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump?

Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump? Để đánh giá liệu Việt Nam có thể tránh bị áp thuế cao của chính quyền Trump vào năm 2025 hay không, chúng ta cần xem xét bối cảnh kinh tế, chính trị, và chiến lược hiện tại (tính...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết