Xin giấy phép nhà thầu nước ngoài là điều kiện bắt buộc để các nhà thầu thực hiện hoạt động của mình ở Việt Nam. Vậy bạn có biết thủ tục xin giấy phép cho nhà thầu nước ngoài gồm những gì? Hôm nay hãy đi cùng VnLaw để nhận được giải đáp bạn nhé!
Căn cứ pháp lý của thủ tục xin cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài
- Luật xây dựng 2014 và bản sửa đổi năm 2020
- Theo nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Theo nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ xây dựng
Nhà thầu nước ngoài là những ai?
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam, nhà thầu nước ngoài là:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự. Nếu là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết về thực hiện hợp đồng
- Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật của nước nhà thầu có quốc tịch
- Có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu phụ, nhà thầu liên danh
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng
- Khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ)
- Nhà thầu nước ngoài phải liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ của Việt Nam. Trừ khi nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia bất kỳ công việc nào của gói thầu đó.
- Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu.
Hồ sơ đề nghị thủ tục cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu 1 và mẫu 4 trong Nghị định 15/2021/NĐ-CP
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử kết quả đấu thầu hoặc chọn thầu
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử giấy phép thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của nước nhà thầu cấp.
- Báo cáo kinh nghiệm và bản sao có chứng thực/bản sao điện tử báo cáo tài chính 3 năm gần nhất. Áp dụng với trường hợp không thực hiện quy định về đấu thầu
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp đồng liên danh hoặc hợp đồng với nhà thầu phụ để thực hiện công việc nhận thầu. Nội dung này đã được ghi trong hồ sơ dự thầu, chào thầu.
- Giấy ủy quyền hợp pháp với người không phải đại diện theo pháp luật
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử quyết định phê duyệt dự án. Hoặc quyết định đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư dự án
Thủ tục xin giấy phép cho nhà thầu nước ngoài gồm những gì?
- Nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định cho cơ quan chuyên môn cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
- Cơ quan sẽ xem xét hồ sơ xem nhà thầu có được cấp giấy phép hoạt động hay không. Thời gian là trong vòng 20 ngày kể từ khi nộp hồ sơ.
- Nếu không cấp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản cho nhà thầu. Kèm theo đó là lý do được nêu rõ tại sao nhà thầu không được cấp phép.
- Trong trường hợp được nhận thì khi nhận nhà thầu nước ngoài phải đóng lệ phí theo quy định của Bộ tài chính.
Có thể bạn quan tâm:
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần chuẩn bị những thủ tục gì?
- Những quy định về hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thủ tục xin giấy phép cho nhà thầu nước ngoài. Hy vọng những thông tin trên có ích với bạn. Nếu bạn muốn được tư vấn giấy phép hoặc các vấn đề liên quan đến pháp luật thì hãy liên hệ với VnLaw để được các chuyên gia giải đáp bạn nhé!