Tranh chấp hợp đồng
Ngày nay tranh chấp hợp đồng kinh tế ngày càng nhiều khi đời sống kinh tế ngày càng đa đạng. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các mâu thuẫn, bất đồng ý kiến phát sinh là điều không tránh khỏi. Do vậy, để giúp doanh nghiệp đảm bảo quyền và lợi ích của mình khi xảy ra tranh chấp, Vnlaw mang đến dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng với những tiêu chí phù hợp nhất cho khách hàng.
1. Tranh chấp hợp đồng là gì?
Theo quy định của điều 385 Bộ Luật dân sự thì Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy có thể hiểu tranh chấp Hợp đồng chính là sự bất đồng giữa các bên về các thỏa thuận hoặc các vấn đề phát sinh trong hợp đồng trong việc xác lập hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ dân sự.
2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp
2.1. Nguyên nhân chủ quan:
– Các chủ thể tham gia chưa nắm rõ quy định pháp luật trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Khi ký kết Hợp đồng không chú trọng nội dung Hợp đồng mà chỉ quan tâm về lợi nhuận thu được.
– Hợp đồng không được soạn thảo cẩn thận, không lường trước được các tình huống phát sinh có thể xảy ra.
– Các chủ thể không đánh giá được đối tác, tư cách chủ thể của người ký dẫn đến vô hiệu toàn bộ/ một phần của Hợp đồng khi xảy ra tranh chấp.
2.2. Nguyên nhân khách quan:
– Khung pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng còn thiếu minh bạch, chồng chéo dẫn đến áp dụng không chính xác quy định pháp luật.
– Sự thay đổi liên tục của các chính sách pháp luật khiến doanh nghiệp không thể cập nhật kịp thời.
– Do các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh,….
3. Phân loại tranh chấp
3.1. Tranh chấp theo phạm vi lãnh thổ, tính pháp lý của hợp đồng:
– Tranh chấp hợp đồng phạm vi trong nước, tranh chấp hợp đồng phạm vi quốc tế.
– Tranh chấp do vi phạm chủ thể ký kết, hình thức hợp đồng, vi phạm điều cấm, vi phạm đạo đức xã hội.
3.2. Tranh chấp theo nội dung vi phạm:
Tranh chấp do các bên trong Hợp đồng thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nội dung đã giao kết.
– Tranh chấp nghĩa vụ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng.
– Tranh chấp về giao nhận hàng hóa theo hợp đồng, số lượng giao nhận.
– Tranh chấp về chất lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa.
– Tranh chấp khối lượng phát sinh tăng giảm.
– Tranh chấp nghĩa vụ sau hợp đồng như bảo hành, bảo trì,…
3.3. Các loại hợp đồng tranh chấp:
– Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng xây dựng, hợp đồng gia công, hợp đồng môi giới, hợp đồng ủy thác…
4. Các phương thức giải quyết tranh chấp
– Thương lượng: là phương thức giải quyết mà các bên cùng ngồi với nhau bàn bạc để đạt được những thỏa thuận nhất định nhằm giải quyết mẫu thuẫn, bất đồng. Đây là phương thức không cần đến sự tác động của bên thứ ba.
– Hòa giải: là phương thức thông qua sự đàm phán của một bên thứ ba có vai trò làm trung gian để giúp đỡ hai bên tìm ra giải pháp chấm dứt xung đột, bất hòa.
– Trọng tài thương mại: là phương thức các bên thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài xem xét đưa ra phán quyết rành buộc các bên tranh chấp. Để hai bên có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì phải có thỏa thuận trọng tài.
– Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp do cơ quan nhà nước thực hiện khi các bên thương lượng, hòa giải không thành và không có thỏa thuận trọng tài (tùy từng trường hợp cụ thể)
5. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
5.1. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp những loại hợp đồng sau:
– Hợp đồng dân sự;
– Hợp đồng mua bán hàng hóa
– Hợp đồng dịch vụ
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán bất động sản
– Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu, nhượng quyền thương mại
– Hợp đồng liên doanh
– Một số loại hợp đồng khác…
5.2. Công việc tư vấn giải quyết tranh chấp luật sư thực hiện:
– Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc.
– Tư vấn pháp luật, định hướng giải quyết vụ việc.
– Tham gia với tư cách đại diện cho khách hàng để tiến hành đàm phán, thương lượng.
– Tham gia với vai trò là trung gian giúp các bên hòa giải trên cơ sở các bên cùng có lợi và bảo mật thông tin;
– Đại diện cho khách hàng làm việc đối với các cơ quan nhà nước, thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, cơ quan thi hành án;
– Đại diện các công việc khác ngoài tố tụng trong phạm vi ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Bài viết tham khảo:
Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi :
Công ty Luật TNHH Đại Việt
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc
Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn