Tin tức

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp góc nhìn cơ bản

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp góc nhìn cơ bản

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là một vấn đề phổ biến trong kinh doanh nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Những mâu thuẫn này có thể tác động xấu đến hoạt động bình thường và phát triển của công ty. Thậm chí ở một số công ty còn có thể gây ra chia tách công ty, giải thể công ty. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.

Nguyên nhân gây ra tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

  1. Xung đột lợi ích giữa các thành viên, các cổ đông, ban lãnh đạo với nhau.

Mâu thuẫn về lợi ích vật chất, tranh giành quyền lực giữa các lãnh đạo, cổ đông là một trong những nguyên nhân chủ yếu trong các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Việc so sánh quyền lực, lợi ích vật chất có được từ các vị trí này tạo cho con người có sự ghen ghét đố kị nhau. Ngoài ra một hay nhóm cổ đông mong muốn thôn tính doanh nghiệp sẽ tạo ra các cuộc tranh chấp.

  1. Không phân định rõ vai trò trách nhiệm trong ban lãnh đạo.

Các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp quy mô nhỏ. Các cổ đông, thành viên thường có quan hệ với nhau từ trước như bạn bè, người thân. Khi có các ý tưởng hoặc thời cơ họ đứng ra thành lập công ty để kinh doanh. Đa số các công ty này thường không chú trọng vào công tác quản lý và tổ chức công ty cũng pháp lý. Chính vì vậy sự phân công nhiệm vụ các thành viên không được luật hóa do không có các quy chế nội bộ hoặc các quyết định bổ nhiệm cụ thể. Vì vậy khi công ty hoạt động sẽ phát sinh sự lạm quyền hoặc vi phạm thẩm quyền dẫn đến tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.

  1. Sự không công bằng, không hài lòng trong công tác quản lý.

Nhiều khi quyền lực, lợi ích tập trung vào một số vị trí trong công ty cũng dẫn tới sự không công bằng, không hài lòng trong nội bộ doanh nghiệp. Sự bất mãn càng tăng cao khi sự đóng góp công sức tương đương nhau nhưng lại có những lợi ích chênh lệch nhau do khác vị trí công tác. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tranh chấp nội bộ doanh nghiệp trong thực tế.

  1. Sự trao đổi thông tin, báo cáo giữa các cơ quản quản lý điều hành trong doanh nghiệp kém hiệu quả.

Trao đổi thông tin giữa các thành viên quản lý, các cơ quan quản lý trong doanh nghiệp không tốt. Nguyên nhân có thể do không có các quy định về việc này, hoặc tuy có quy định nhưng không hợp lý dẫn tới bộ máy công ty không được liên kết chặt chẽ với nhau.

Hậu quả của tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

  1. Gây ra chia rẽ, không ổn định trong tổ chức của doanh nghiệp.

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp trước tiên sẽ gây mất ổn định bộ máy thượng tầng của doanh nghiệp. Nếu không được giải quyết sớm nó sẽ lớn dần và dẫn tới tranh chấp không thể hòa giải nội bộ. Thậm chí nhiều trường hợp các thành viên, cổ đông còn đưa nhau ra tòa án để giải quyết. Một công ty không thể tồn tại và phát triển nếu đội ngũ lãnh đạo chủ chốt hoặc các cổ đông chính luôn tranh giành quyền lực với nhau.

  1. Giảm hiệu suất làm việc của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên.

Một công ty mà đội ngũ lãnh đạo bất đồng, tranh chấp thì dẫn tới nhân viên sẽ phe cánh. Các nhân viên khi đó làm việc sẽ không hết lòng với công ty mà họ chỉ làm việc cầm chừng. Điều này được ví như các tay chèo không đồng nhất mà loạn nhịp thì dẫn tới con thuyền công ty không thể đi về phía trước được.

  1. Mất lòng tin về định hướng của lãnh đạo và doanh nghiệp.

Tranh chấp nội bộ công ty sẽ dẫn tới sự mất lòng tin của nhân viên vào các lãnh đạo. Khi lòng tin không còn thì sự phục vụ, sự cống hiến của nhân viên sẽ không còn mà thay vào đó mất động lực, chán nản trong công việc và hiệu suất làm việc kém đi.

  1. Gây mất uy tín với đối tác, khách hàng.

Tranh chấp nội bộ có thể làm tổn hại uy tín của công ty trước khách hàng, đối tác và cổ đông.

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Hướng giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

  1. Giải quyết nguyên nhân trực tiếp của xung đột

Xung đột nào cũng có nguyên nhân, và muốn giải quyết được thì phải giải quyết từ gốc rễ. Việc giải quyết xung đột có thể là bằng các phân công nhiệm vụ hợp lý cho các vị trí. Hoặc các cổ đông phải tìm cơ chế đàm phán để giữ được sự ổn định của doanh nghiệp đối với trường hợp tranh giành thâu tóm doanh nghiệp.

  1. Xây dựng quy định rõ ràng về quản lý, áp dụng các quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 trong xây dựng quy chế quản lý.

Công ty có thể xây dựng các quy chế quản lý nội bộ trong đó quy định quyền hạn các vị trí quản lý cũng như phối hợp giữa các vị trí, các cơ quan khác nhau trong công ty. Cơ cấu quản lý trong công ty cổ phần (Điều 137 Luật Doanh nghiệp) có 2 mô hình lựa chọn:

  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần công ty thì không bắt buộc có Ban kiểm soát;
  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Dựa trên các mô hình này công ty có thể xây dựng các quy định chi tiết cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp mình cho phù hợp với quy mô, lĩnh vực hoạt động của mình.

  1. Sử dụng tư vấn pháp lý, tư vấn quản lý công ty.

Quản lý công ty là một nghệ thuật, nhưng cần có hành lang pháp lý là các quy định, quy chế. Công ty có thể thuê các đơn vị dịch vụ về tư vấn quản lý doanh nghiệp để họ xây dựng cho thiết chế về quản trị trong công ty. Ngoài ra công ty cũng cần phải chuẩn hóa các quy định pháp lý trong nội bộ. Việc chuẩn hóa các quy định nên chọn đơn vị tư vấn luật có uy tín, kinh nghiệm trợ giúp. Điều này sẽ tạo ra một bộ khung pháp lý rõ ràng, dễ vận hành và quản lý, hạn chế phát sinh mâu thuẫn, góp phần giữ gìn sự ổn định của doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, Vnlaw cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hiệu quả và chuyên nghiệp.

 Tham khảo:

 

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi:

Công ty Luật TNHH Đại Việt

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc

Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn

 

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết