Tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là những bất đồng, xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên liên quan đến hợp đồng đặt cọc.
Vậy để hiểu rõ hơn về tranh chấp hợp đồng đặt cọc và cách giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của VnLaw dưới đây bạn nhé!
Căn cứ theo Điều 328, 385 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc bên đặt cọc giao cho bên nhận một khoản tiền hoặc kim khí quý giá, hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc gồm một số tranh chấp phổ biến như:
- Tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng đặt cọc.
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc.
- Tranh chấp về phạt cọc và tiền phạt cọc.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng là một thỏa thuận pháp lý giữa hai hay nhiều bên với nhau để thực hiện một hoặc nhiều cam kết. Hợp đồng có thể bao gồm các điều kiện, quy định, cam kết và các điều khoản khác được đưa ra để xác định trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên trong thỏa thuận.
Khi phát sinh tranh chấp tức là có ít nhất 1 bên cho rằng lợi ích của mình trong hợp đồng bị xâm phạm. trong trường hợp xảy ra tranh chấp, ngoài việc giải quyết thông qua tòa án, các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp khác như: thương lượng, hòa giải.
Thương lượng
- Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên xảy ra tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng bàn bạc, thống nhất và tháo bỏ các vướng mắc nhằm loại bỏ tranh chấp. Việc thương lượng dựa trên sự thiện chí của các bên xảy ra tranh chấp mà không có sự xuất hiện của bên thứ 3.
- Biện pháp giải quyết tranh chấp này là không chính thức. Thông thường ngay từ khi mới phát sinh tranh chấp, các bên sẽ tiến hành thay đổi, thương lượng để giải quyết tranh chấp. Đây là cách giải quyết tranh chấp đơn giản nhưng vẫn có hạn chế là hiệu quả không cao.
Hòa giải
- Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hòa giải nhằm hỗ trợ, dàn xếp các bên đi đến giải pháp loại bỏ tranh chấp.
- Thông thường sau khi biện pháp thương lượng không thành công, các bên sẽ tiến hành giải quyết thông qua hòa giải. Tùy vào từng trường hợp xảy ra tranh chấp cụ thể mà pháp luật có yêu cầu riêng về biện pháp hòa giải.
- Bên thứ 3 tham gia hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức được các bên tin tưởng hoặc cũng có thể là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp. cũng tương tự như phương thức Thương lượng, hòa giải trong nhiều trường hợp không đạt hiệu quả cao.
Tòa án
- khi tranh chấp hợp đồng xảy ra, nếu các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì một bên có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Tùy vào từng tình huống cụ thể mà tranh chấp hợp đồng đặt cọc có thể được xác định là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh thương mại.
- Việc giải giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án sẽ tuân theo trình tự thủ tục của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015. Thực tế cho thấy, phương thức giải quyết thông qua Tòa án không phải lúc nào cũng nhanh chóng mà đôi khi kéo dài nhiều năm.
Nếu khởi kiện ra Tòa án cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để phục vụ và thuận lợi hơn trong việc khởi kiện.
Hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện là những giấy tờ, tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện có thể bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
- Tài liệu, chứng cứ liên quan đến hợp đồng đặt cọc như: Hợp đồng, biên nhận, biên bản làm việc,…
- Giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người khởi kiện là cá nhân; giấy tờ khởi kiện của tổ chức đối với người khởi kiện là tổ chức.
- giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người bị khởi kiện là cá nhân ( nếu có); giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với người bị khởi kiện là tổ chức ( nếu có).
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người khởi kiện có thể thêm hoặc không có một trong các loại giấy tờ trên.
Trên đây là bài viết toàn bộ nội dung về giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc của VnLaw. Nếu bạn quan tâm đến các thông tin liên quan đến luật kinh doanh hãy ghé thăm trang web https://luatdoanhnghiep.com/ để tìm hiểu thêm hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi bạn nhé!
Công ty Luật TNHH Đại Việt
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc
Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn