Tư vấn quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Mặc dù hộ kinh doanh chiếm số lượng không nhỏ trong nền kinh tế nhưng nó lại không phải là doanh nghiệp. Do đó địa vị pháp lý và thủ tục đăng ký và hoạt động cũng khác. Bài viết này của VnLaw sẽ tư vấn cho bạn thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)
- Ngành nghề kinh doanh
- Số vốn kinh doanh
- Số lao động
– Bản sao CMND/CCCD của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
– Biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh nếu hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập
– Hợp đồng thuê mượn nhà có chữ ký trực tiếp, không qua trung gian và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sao y chứng thực
– Bản sao công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh nếu có – 2 bản
– Chứng chỉ bằng cấp với ngành nghề có điều kiện – cần sao y công chứng
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đặt trụ sở chính.
Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Cá nhân hoặc nhóm cá nhân, người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện
Bước 2: Cơ quan cấp quận/huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hộ kinh doanh. Thời hạn kể từ 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc các ngành nghề cấm kinh doanh
- Tên hộ kinh doanh phù hợp với quy định về đăng ký doanh nghiệp
- Nộp lệ phí đăng ký theo quy định
Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trong 3 ngày làm việc sẽ được thông báo các nội dung cần sửa đổi cho người thành lập hộ kinh doanh.
Tên hộ kinh doanh cá thể cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tên gọi riêng, gồm 2 thành tố: Cụm từ “Hộ kinh doanh” + tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng viết bằng chữ cái tiếng việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm chữ số, ký hiệu.
- Tên hộ không dùng từ vi phạm truyền thống, văn hóa, lịch sử, thuần phong mỹ tục
- Không dùng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên
- Tên riêng không trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác
Một số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Mỗi người chỉ được thành lập 1 hộ kinh doanh trên toàn quốc. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà bị đóng cửa thì không thể thành lập hộ kinh doanh mới.
- Nếu thành lập song song công ty TNHH và công ty cổ phần thì không hạn chế
- Thuế với hộ kinh doanh là thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp không khấu trừ với bạn hàng, do đó đối tác cần cân nhắc khi mua hàng của hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh có thể kê khai thuế đơn giản với chủ thể có nhu cầu kinh doanh các mặt hàng phục vụ như cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ ăn uống,…
- Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản cho hoạt động kinh doanh nên đây là một hạn chế so với các loại hình khác
- Một hộ kinh doanh có thể có nhiều điểm kinh doanh nhưng phải có trụ sở và khai báo với cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường với các địa điểm còn lại.
- Hộ kinh doanh có thể chuyển sang các loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần
Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể mà VnLaw muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn muốn tư vấn thêm hoặc giải đáp thắc mắc thì vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé.
Liên hệ
Công ty Luật TNHH Đại Việt
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc
Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn