HỢP ĐỒNG

Tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh

“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC)” là hình thức đầu tư mang lại sự linh hoạt và hiệu quả cũng như được pháp luật đầu tư của hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận.

Theo Luật Đầu tư 2020 thì Hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Hiện nay, ở nước ta hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC đang ngày càng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn. Hợp đồng BCC được áp dụng nhiều trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; khai thác, chế biến dầu khí và khoáng sản quý hiếm… Hợp đồng BCC có nhiều ưu điểm nổi trội của nó mà các hình thức đầu tư khác không có.

Một số tên gọi thông dụng của Hợp đồng hợp tác kinh doanh:

  • Hợp đồng hợp tác đầu tư, 
  • Thỏa thuận hợp tác kinh doanh, 
  • Hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh, 
  • Thỏa thuận hợp tác, 
  • Thỏa thuận hợp tác đầu tư, 
  • Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án

Tuy có các cách gọi khác nhau nhưng mục tiêu vẫn đúng với mô hình kinh doanh dựa trên hợp đồng và không thành lập pháp nhân đầu tư chung do các bên thoả thuận lựa chọn.

2. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC gồm:

  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư 2020.
  • Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh

3. Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

4. Rủi ro tiềm ẩn của khi ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo pháp luật Việt Nam, Hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy đinh tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020. Bên cạnh đó, Hợp đồng BCC còn được quy định trong khoản 1 Điều 9 Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Như vậy, hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Tuy nhiên, bất kỳ hình thức đầu tư nào bên cạnh những ưu thế nổi trội cũng tiềm ẩn trong nó những điểm hạn chế nhất định. Hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng không nằm ngoài vòng hạn chế nhất định đó. Việc không thành lập pháp nhân là một trong những ưu điểm nổi bật nhưng nó cũng chính là mặt hạn chế của hình thức đầu tư này như: hoạt động đối ngoại, phân chia lợi nhuận cũng như quyền quản lý công ty.

Do đó, khi ký kết hợp đồng này các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ những ưu thế cũng như hạn chế của hình thức đầu tư theo Hợp đồng BCC nhằm đảm bảo dự án đầu tư thu về được lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất.

Một hợp đồng hợp tác kinh doanh cần được soạn thảo đầy đủ, chính xác và hợp lý cho các bên. Những nội dung quan trọng gồm: Điều khoản về vốn; Điều khoản về quản trị; Điều khoản về phân chia lợi nhuận; và Điều khoản về rủi ro.

5. Các loại hợp đồng hợp tác kinh doanh thông dụng

Phát sinh từ nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước, các Luật sư của vnLaw đặc biệt cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên biệt đối với 3 loại Hợp đồng BCC mà các luật sư của chúng tôi chuyên sâu gồm:

  • Hình thức hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn;
  • Hình thức tài sản được đưa vào góp vốn hợp tác hưởng lợi nhuận mà không tham gia điều hành;

6. Các căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật dân sự Việt Nam 2015;
  • Luật thương mại 2005;
  • Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế năm 2010;
  • Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Luật của nước tiếp nhận đầu tư;
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Luật đầu tư 2020;
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định số 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;
  • Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư.

 

Bài viết tham khảo:

____________________________

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi:

Công ty Luật TNHH Đại Việt

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc

Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn

 

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết