Doanh nghiệp

Tư vấn thành lập doanh nghiệp năm 2024

Tư vấn thành lập doanh nghiệp năm 2024

Thành lập một doanh nghiệp thành công năm 2024 đòi hỏi một quy trình rõ ràng và hồ sơ hoàn chỉnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về các bước cần thiết để thành lập doanh nghiệp, từ việc chọn hình thức doanh nghiệp đến việc chuẩn bị hồ sơ cần thiết.

Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh

Hiện nay, có nhiều hình thức kinh doanh khác nhau mà bạn có thể lựa chọn. Tùy thuộc vào mục tiêu và đặc điểm riêng của doanh nghiệp, bạn có thể chọn một trong các loại hình sau:

  • Đăng ký kinh doanh thành lập hộ kinh doanh cá thể.
  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân.
  • Thành lập công ty TNHH (bao gồm: công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên).
  • Thành lập công ty cổ phần.
  • Thành lập công ty hợp danh (đối với một số lĩnh vực đặc thù).

Tuy nhiên, thông thường, chúng tôi tư vấn cho khách hàng lựa chọn ba loại hình doanh nghiệp phổ biến sau đây: Thành lập công ty TNHH 1 thành viên, thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, thành lập công ty cổ phần.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần và công ty TNHH

Để thành lập công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, bạn cần chuẩn bị một hồ sơ hoàn chỉnh. Dưới đây là các giấy tờ quan trọng cần thiết:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.

– Dự thảo điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của cổ đông sáng lập/thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập/thành viên là tổ chức).

– Danh sách cổ đông sáng lập/ Danh sách thành viên: theo mẫu.

Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu.

– Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (đối với doanh nghiệp xã hội);

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội. (đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội);

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cổ đông/thành viên.

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp tổ chức là cơ quan nhà nước) và văn bản uỷ quyền kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Trường hợp không phải chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

+ Đối với công dân Việt Nam: Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Kèm theo văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp (không bắt buộc phải công chứng, chứng thực).

Thủ tục thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty TNHH qua mạng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

– Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

+ Người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

+ Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

– Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh:

+ Người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

+ Người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung; nếu hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin cho cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp sau khi nhận được mã số từ cơ quan thuế

+ Sau khi nhận được thông báo, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Bước 3: Nhận kết quả

Thời hạn giải quyết: 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp

Mở chi nhánh công ty sau khi thành lập công ty

a) Các bước thực hiện:

Bước 1: Thông qua quyết định thành lập chi nhánh và bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng ĐKKD có thẩm quyền.

Bước 3: Đóng lệ phí đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh từ Phòng ĐKKD. 

b) Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty bao gồm:

– Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;

– Quyết định thành lập chi nhánh của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị;

– Biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

– 01 bản CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu sao y công chứng của người đứng đầu chi nhánh;

– Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (Chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp).

Mở địa điểm kinh doanh sau khi thành lập công ty

a) Các bước thực hiện:

Bước 1: Thông qua quyết định thành lập địa điểm kinh doanh và bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tại Phòng ĐKKD có thẩm quyền.

Bước 3: Đóng lệ phí đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh từ Phòng ĐKKD.

b) Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II-11 Nghị định 122/2020/NĐ-CP.

– Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lưu ý: Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp văn bản uỷ quyền kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Những lưu ý quan trọng

Nên tư vấn với luật sư hoặc chuyên gia pháp lý trước khi bắt đầu quy trình đăng ký.

Cẩn thận khi lựa chọn tên công ty để tránh việc trùng lặp với các doanh nghiệp khác.

Nắm vững các quy định và luật pháp liên quan đến ngành nghề kinh doanh của bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 (luatdoanhnghiep.com)

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (luatdoanhnghiep.com)

Các từ khóa liên quan

thành lập công ty; thành lập doanh nghiệp; đăng ký kinh doanh công ty cổ phần; đăng ký kinh doanh công ty tnhh; thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; thành lập công ty tại Hà Nội; tư vấn thành lập doanh nghiệp năm 2023; đăng ký kinh doanh; mở chi nhánh công ty; mở địa điểm kinh doanh; soạn thảo điều lệ;  tư vấn pháp lý doanh nghiệp;

Trên đây là tư vấn thành lập doanh nghiệp 2023 mới nhất. Vnlawdaiviet hy vọng sẽ giúp ích cho quý công ty trong thực tế áp dụng pháp luật. Nếu quý vị còn thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau.

Công ty Luật TNHH Đại Việt

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Luật sư Trần Thị Huyền Trang– Trưởng phòng

Mobile: 09333668166 ; zalo: 0933668166

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn

 

 

 

Tham khảo:

 

 

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết