Một doanh nghiệp có thể thành lập các văn phòng đại diện để thuận tiện hơn cho việc phát triển. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa thực sự hiểu rõ văn phòng đại diện là gì? Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn ra sao. Bài viết này của VnLaw sẽ giúp bạn làm rõ, cùng theo dõi nhé.
Văn phòng đại diện là gì?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật Doanh nghiệp, văn phòng đại diện được hiểu là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Nó mang nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp. Đồng thời cũng bảo vệ các lợi ích đó. Điểm cần chú ý là văn phòng này không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp
Một số điều bạn cần biết về tên của văn phòng này:
- Tên phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, các chữ F, J,Z, W, chữ số và ký hiệu
- Tên bao gồm: tên doanh nghiệp kèm cụm từ “văn phòng đại diện”
- Tên phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện. Trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm do văn phòng này phát hành thì cần in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng việt của chính doanh nghiệp đó.
Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng đại điện
Loại văn phòng này là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, nó được lập ra với các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện chức năng như một trung gian chịu trách nhiệm liên lạc với trụ sở chính
- Thực hiện nghiên cứu cũng như cung cấp các thông tin để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các đối tác mới của doanh nghiệp ở những thị trường mới.

Văn phòng mang 10 chức năng chính như sau:
- Phát triển ngành nghề kinh doanh được cấp phép tại địa bàn theo pháp luật hiện hành
- Báo cáo với cơ quan chức năng ở địa phương
- Báo cáo tài chính định kỳ về trụ sở chính của doanh nghiệp
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tăng trưởng và chiến lược phát triển trên cơ sở hàng năm
- Tổ chức hạch toán theo nguyên tắc độc lập
- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý theo định hướng
- Phối hợp với trụ sở về việc khai thác khách hàng
- Quản lý mặt hàng kinh doanh tại nơi hoạt động
- Soạn thảo văn bản pháp quy phục vụ hoạt động tại văn phòng
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên
Như đã nói ở trên, văn phòng này không được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác ngoài chức năng nhiệm vụ nêu trên. Cũng bởi lẽ đó mà nó cũng không thể nhân danh mình thực hiện việc ký kết các hợp đồng riêng lẻ (hợp đồng với mục đích thương mại). Lúc này, doanh nghiệp sẽ chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh ở nơi đây. Từ đây có thể hiểu, việc hạch toán bị phụ thuộc vào doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
- Thông báo về việc thành lập của doanh nghiệp
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp tùy theo từng loại hình doanh nghiệp của công ty
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đó
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người được bổ nhiệm đứng đầu hợp lệ
Loại hồ sơ này được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi văn phòng hoạt động.
Xem thêm:
- Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện khác nhau như thế nào?
- Doanh nghiệp FDI là gì? Những điều cần biết về doanh nghiệp FDI
Trên đây VnLaw đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến văn phòng đại diện. Nếu bạn cần thêm thông tin gì thì có thể truy cập vào trang web của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.