Doanh nghiệp

Chi nhánh doanh nghiệp

Hỏi đáp về tạm ngừng hoạt động của chi nhánh trong pháp luật doanh nghiệp

Câu hỏi 1:

Trong trường hợp tạm ngừng hoạt động chi nhánh nhưng chi nhánh này là đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh, thì có bắt buộc phải tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh không (địa điểm kinh doanh vẫn có nhu cầu hoạt động tiếp nếu không bị buộc tạm ngừng do tạm ngừng chi nhánh).

Nếu có bắt buộc phải tạm ngừng địa điểm kinh doanh vì chi nhánh chủ quản tạm ngừng hoạt động,  xin cho biết, thời điểm nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh sẽ cùng thời điểm nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động chi nhánh, hay sau khi Sở đã tiếp nhận hay xử lý thành công hồ sơ tạm ngừng hoạt động chi nhánh?

Xin cảm ơn.

TRẢ LỜI:

Vnlaw xin phúc đáp câu hỏi của quý ông/bà như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 66 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (Nghị định số 01/2021/NĐ-CP) quy định

“1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho chi nhánh bao gồm:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (Mẫu theo Phụ lục II – 19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của HĐTV đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, của HĐQT đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty tTNHH một thành viên.
  • Trường hợp uỷ quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục thì phải nộp những giấy tờ sau:

– Văn bản ủy quyền (không phải công chứng, chứng thực);

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền

+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

 

Câu hỏi 2:

Công ty định đóng cửa chi nhánh, tuy nhiên người đại diện pháp luật công ty cũng đứng đầu chi nhánh, đã đổi thông tin sang thẻ căn cước công dân, vậy bây giờ em cần làm thay đổi giấy phép công ty theo thông tin mới của người đại diện, hay vẫn làm đóng chi nhánh được ạ.

Xin cảm ơn

TRẢ LỜI:

Chúng tôi xin trà lời câu hỏi của quý khách như sau:

Khi thông tin của người đứng đầu chi nhánh, đã đổi thông tin sang thẻ căn cước công dân thì cần phải làm thủ tục thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh, sau đó mới có thể thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

1. Thủ tục cập nhật thông tin CCCD của người đứng đầu chi nhánh

Hồ sơ về Thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh (Thay đổi số CCCD của người đại diện theo pháp luật) được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp như sau:

  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Chi nhánh;
  • Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) nộp kèm theo:

– Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư;

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh (trường hợp chi nhánh hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư).

2. Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Hồ sơ, trình tự thủ tục Chấm dứt họat động chi nhánh được quy định tại Khoản 2 Điều 72 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp như sau:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh (Mẫu theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT );
  • Quyết định của hội đồng thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;
  • Con dấu của chi nhánh (nếu có);
  • Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp người thực hiện đăng ký không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu chi nhánh
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

____________________________

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt 

Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

 

Dịch vụ khác

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh

Tranh Chấp Hợp Đồng Hay Lừa Đảo? Phân Tích Pháp Lý Và Bài Học Kinh Doanh Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dẫn đến hành vi lừa đảo hình sự. Do vậy, bài viết...
Xem chi tiết

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp

Chuyển Đổi Nợ Thành Cổ Phần Trong Doanh Nghiệp – Quy Trình & Lưu Ý Quan Trọng Chuyển đổi nợ thành cổ phần là một phương thức tài chính giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ và tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào...
Xem chi tiết