Tư vấn thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Chuyển nhượng cổ phần là việc xảy ra khá phổ biến trong công ty cổ phần. Khi cổ đông công ty có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác hoặc người khác không phải cổ đông công ty thì cần lưu ý đến các quy định pháp luật liên quan để thực hiện thủ tục đúng quy định. Vnlaw cung cấp thông tin về dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển nhượng cổ phần dưới đây.
1. Quyền chuyển nhượng của cổ đông
Cổ đông phổ thông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ các trường hợp sau:
– Nếu cổ đông đó là cổ đông sáng lập và muốn chuyển nhượng cổ phần cho người khác không phải cổ đông sáng lập của công ty thì cần phải lưu ý rằng: trong thời hạn 03 năm; kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; việc chuyển nhượng này chỉ được phép và hợp pháp nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
– Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2. Thủ tục với Phòng đăng ký kinh doanh liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần
Trước đây, khi có sự thay đổi cổ phần của cổ đông sáng lập do chuyển nhượng cổ phần, công ty bắt buộc phải thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh và thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành thủ tục, công ty sẽ được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi này.
Kể từ ngày 10/10/2018 khi Nghị định số 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực, quy định:
“Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp”.
Như vậy, cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phầncó thể bỏ bước này. Quy định này phù hợp với quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông; giúp tháo gỡ bớt thủ tục hành chính.
Cũng từ khi quy định trên có hiệu lực, cổ đông khi chuyển nhượng cổ phần cần lưu ý hơn đến thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Vì cơ quan Nhà nước không còn quản lý thông tin cổ phần của cổ đông sáng lập. Các thông tin cổ phần được sẽ lưu trữ tại hồ sơ của nội bộ công ty. Vì vậy, công ty cần phải quản lý chặt chẽ, thực hiện đầy đủ nội dung, đúng quy trình thủ tục chuyển nhượng. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
3. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần mới nhất
Tùy từng trường hợp sẽ có các thủ tục khác nhau để thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần.
Thông thường, bước đầu tiên là hai bên mua bán đàm phán về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, sau đó tùy trường hợp có cần thông qua Đại hội đồng cổ đông hay không để tiến hành bước tiếp theo. Nếu việc chuyển nhượng cổ phần không bị hạn chế thì cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần, và sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần thì cổ đông cần thông báo đến công ty để thay đổi số cổ phần sở hữu. Nếu việc chuyển nhượng cổ phần cần phải thông qua Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông cần đề nghị tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông để xem xét chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần.
Việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông cần phải được thực hiện đúng quy trình và đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp của việc chấp thuận cho cổ đông sáng lập được chuyển nhượng cổ phần cho người khác không phải cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý:
Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, một việc hết sức lưu ý đối với cổ đông là việc kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan thuế quản lý. Hồ sơ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cần phải được thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ khi các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
Như vậy, các bước cơ bản để thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần như sau:
– Bước 1: Các bên đàm phán hợp đồng;
– Bước 2: Ký kết hợp đồng (trường hợp cần thông qua Đại hội đồng cổ đông; cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần khi được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận)
Việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông được thực hiện như sau:
(1) Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông;
(2) Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông để xem xét chấp thuận việc chuyển nhượng của cổ đông sáng lập;
(3) Phát hành Biên bản, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
– Bước 3: Thực hiện hợp đồng;
– Bước 4: Thanh lý hợp đồng;
– Bước 5: Ghi nhận số cổ phần sở hữu mới tại công ty (Sổ đăng ký cổ đông, Giấy chứng nhận cổ phần).
4. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 17/06/2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về Đăng ký doanh nghiệp.
____________________________
Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt
Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội