Bình luận

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ – HỒ VĂN PHƯƠNG TÂM BẺ GÃY NGAI VÀNG

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ – HỒ VĂN PHƯƠNG TÂM BẺ GÃY NGAI VÀNG

Ngai vàng Triều Nguyễn là bảo vật quốc gia được đặt ở khiu vực điện Thái Hòa (Đại nội Huế), đây là chiếc ngai vàng nguyên bản của triều Nguyễn. Vậy, Hồ Văn Phương Tâm có phải chịu trách nhiệm pháp lý không?

Bối cảnh sự việc

Trưa ngày 24/05/2025, Hồ Văn Phương Tâm đã mua vé vào tham quan Đại nội Huế. Đến khoảng 11h55, khi thấy Tâm có những biểu hiện bất thường, nhân viên bản vệ đã mời đi ra phía hậu điện, nhưng Tâm đã quay lại, leo qua hàng rào gỗ, lẻn vào khu vực trưng bàu ngai vàng. Tâm tỏ thái độ hung hãn với đôi mắt vằn đỏ. Anh ta ngồi xếp hai chân lên ngai vàng, la hét, chửi rủa và làm gãy phần tựa phía trước tay bên trái. Tâm sau đó cởi áo, cầm những mảnh gỗ từ ngai vàng la hét, thách thức nhân viên bảo vệ. Khoảng 12h10, thấy Tâm đi xa khỏi khu vực trưng bày các hiện vật và bị khống chế.

Bảo vật quốc gia được bảo vệ như thế nào?

Ngai vàng triều Nguyễn được công nhận là bảo vật quốc gia từ năm 2016, đặt tại điện Thái Hòa, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt – Quần thể di tích Cố đô Huế. Dưới góc độ pháp luật, hiện vật này được bảo vệ bởi nhiều tầng cơ chế:

  • Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi 2009 quy định: Mọi hành vi xâm hại di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đều bị nghiêm cấm.
  • Bộ luật Hình sự và các quy định pháp luật liên quan quy định trách nhiệm nghiêm khắc với hành vi hủy hoại, làm hư hỏng di sản văn hóa.

Do đó, hành vi tác động vật lý làm hư hỏng hiện vật này có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm pháp lý của Hồ Văn Phương Tâm như thế nào?

Trong vụ việc này, trách nhiệm pháp lý đặt ra sẽ phụ thuộc vào kết quả giám định năng lực hành vi của ông Hồ Văn Phương Tâm. Nếu kết luận giám định cho thấy ông Tâm có đầy đủ năng lực hành vi, ông sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Bên cạnh đó, người gây hư hỏng di sản văn hóa còn phải chịu trách nhiệm dân sự. Căn cứ theo Điều 584 và Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015, người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất, bao gồm:

  • Chi phí phục hồi, tu sửa bảo vật;
  • Chi phí liên quan đến việc trưng bày tạm thời và bảo quản khẩn cấp;
  • Thiệt hại do ngưng trưng bày hiện vật (nếu có thể định lượng);
  • Các khoản chi phí phát sinh khác có liên quan trực tiếp đến hậu quả của hành vi.

Mức bồi thường cụ thể sẽ được xác định dựa trên kết quả định giá thiệt hại thực tế và chi phí phục hồi hiện vật, trong đó cần lưu ý rằng ngai vàng là hiện vật độc bản, có giá trị đặc biệt, việc phục dựng không thể đơn thuần đánh giá bằng vật liệu hay công sức.

Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Huế cần sớm khởi tố vụ án và khởi tố bị can để làm rõ nguyên nhân, mục đích, động cơ và tình trạng sức khỏe tâm thần của nghi phạm, nhằm đảm bảo việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và thể hiện sự nghiêm minh trong bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.

Trách nhiệm liên đới của cơ quan bảo vệ di tích?

Vụ việc cũng cho thấy lỗ hổng đáng lo ngại trong công tác bảo vệ hiện vật tại di tích. Du khách có thể dễ dàng tiếp cận và tác động trực tiếp vào bảo vật quốc gia, trong khi lực lượng bảo vệ không can thiệp kịp thời, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Từ đây, cần đặt ra trách nhiệm hành chính của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và khẩn trương rà soát lại toàn bộ quy trình bảo vệ, bao gồm: hệ thống giám sát, camera, rào chắn và cảnh báo tại chỗ. Đồng thời, cần bổ sung quy định ứng phó khi du khách có hành vi bất thường, nhằm tăng cường khả năng phát hiện và ngăn chặn sự cố tương tự trong tương lai.

Kết luận: Sự kiện ông Hồ Văn Phương Tâm bẻ gãy ngai vàng không chỉ là một hành vi phá hoại tài sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị văn hóa – lịch sử quốc gia. Dựa vào kết quả giám định tâm thần, ông Tâm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc. Song song đó, nghĩa vụ bồi thường và xử lý trách nhiệm quản lý di tích cũng cần được thực thi nghiêm túc.

 

Để biết thêm những thông tin pháp lý, hãy liên hệ qua hotline: +84 9888 999 26 hoặc gửi yêu cầu qua email: xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp – Công ty Luật TNHH Đại Việt

Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

 

Dịch vụ khác

Hướng Dẫn Đăng Ký Nhãn Hiệu: Chi Tiết Quy Trình và Lợi Ích

Hướng Dẫn Đăng Ký Nhãn Hiệu: Chi Tiết Quy Trình và Lợi Ích

Hướng Dẫn Đăng Ký Nhãn Hiệu: Chi Tiết Quy Trình và Lợi Ích Việc đăng ký nhãn hiệu không chỉ bảo vệ tài sản trí tuệ mà còn giúp tăng giá trị thương hiệu trong mắt khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình đăng...
Xem chi tiết

VỤ KẸO KERA PHÂN TÍCH PHÁP LÝ

VỤ KẸO KERA PHÂN TÍCH PHÁP LÝ

VỤ KẸO KERA – PHÂN TÍCH PHÁP LÝ CHI TIẾT Gần đây, Hoa hậu Thùy Tiên bị cáo buộc liên quan đến vụ sản xuất và buôn bán kẹo rau củ Kera – một sản phẩm được quảng bá rầm rộ với công dụng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, qua điều tra,...
Xem chi tiết

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHẦN   Trả cổ tức bằng cổ phần là một phương thức chi trả cổ tức phổ biến bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để nhằm mục đích tái đầu tư. Vậy hình thức này có những lợi ích và rủi ro gì? Quy định...
Xem chi tiết