SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên từng ngày, đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành mỹ phẩm nhiều như vậy đồng nghĩa với việc sẽ đi kèm theo nhiều sự cạnh tranh trong ngành này cũng ngày một tăng cao; các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và phân phối mỹ phẩm cũng được thành lập trên rất nhiều địa bàn các tỉnh, thành của Việt Nam. Qua đó, VNLAW chúng tôi xin gửi đến các Nhà đầu tư bài viết tổng quan về Sản xuất, phân phối mỹ phẩm đối với Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
-
VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN VỀ SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- Biểu cam kết Thương mại và Dịch vụ WTO;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020;
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020;
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021, về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018, quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Nghị định số 93/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016, quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Các văn bản pháp lý có liên quan khác.
-
NHẬN ĐỊNH PHÁP LÝ
- Về lĩnh vực sản xuất, phân phối mỹ phẩm đối với Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Theo Biểu cam kết WTO mà trong đó Việt Nam là thành viên, lĩnh vực kinh doanh sản xuất mỹ phẩm, xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ mỹ phẩm không bị hạn chế về tỷ lệ vốn đầu tư. Vì vậy, Nhà đầu tư được phép thành lập tổ chức kinh tế với 100% vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh lĩnh vực nêu trên.
Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm và bán lẻ mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với Nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, sau khi được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư và Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp, trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh Nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện để được phép hoạt động, cụ thể:
+) Để sản xuất mỹ phẩm nhà đầu tư cần tiến hành xin cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
+) Sau đó, để phân phối bán buôn, bán lẻ các mỹ phẩm do chính doanh nghiệp đã sản xuất hoặc phân phối các mỹ phẩm do doanh nghiệp nhập khẩu, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện về công bố sản phẩm mỹ phẩm, xin cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường;
+) Bên cạnh đó, đối với hoạt động bán lẻ mỹ phẩm, nhà đầu tư cần phải xin cấp Giấy phép kinh doanh về bán lẻ hàng hóa
- Một số điều kiện pháp luật về lĩnh vực sản xuất, phân phối mỹ phẩm đối với Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Về sản xuất mỹ phẩm:
Để thực hiện hoạt động sản xuất mỹ phẩm, doanh nghiệp phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Điều kiện kinh doanh mà doanh nghiệp cần đáp ứng để được hoạt động và cấp Giấy phép này bao gồm:
+) Điều kiện về nhân sự:
Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
+) Điều kiện về cơ sở vật chất:
Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất và loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại
+) Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm.
Ngoài ra, về lĩnh vực sản xuất, phân phối mỹ phẩm đối với Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và đảm bảo về Phòng cháy Chữa cháy đối với địa điểm thực hiện sản xuất mỹ phẩm.
- Điều kiện xuất, nhập khẩu đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, phân phối mỹ phẩm
Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mỹ phẩm, hiện nay theo quy định pháp luật không yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với Mỹ phẩm, doanh nghiệp cần phải thực hiện xin cấp phép tại Cơ quan Hải quan theo quy định của Pháp luật hiện hành và theo yêu cầu của các nước nhập khẩu. Đồng thời, Doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu.
Ngoài ra, để nhập khẩu mỹ phẩm, doanh nghiệp phải xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận. Do đó doanh nghiệp sẽ cần phải làm thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi tiến hành nhập khẩu (trừ trường hợp mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam).
- Điều kiện về quyền phân phối mỹ phẩm đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, phân phối mỹ phẩm
Căn cứ theo Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định về nhập khẩu, phân phối bán buôn và phân phối bán lẻ như sau:
- Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
- Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối;
- Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ;
- Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
Theo quy định Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì hoạt động thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối bán buôn không bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh.
Đối với hoạt động phân phối bán lẻ theo quy định Nghị định 09/2018/NĐ-thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép phép kinh doanh.
-
HỒ SƠ, TÀI LIỆU THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐÀU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- Xin cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
- Bản sao Chứng thực Chứng minh Nhân dân, Căn cước Công dân, Thẻ Căn cước hoặc Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Bản sao Hợp pháp Hóa lãnh sự và Dịch công chứng Giấy phép thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 02 năm gần nhất của Nhà đầu tư;
- Xác nhận số dư tài khoản vốn của Dự án phù hợp số vốn cam kết góp của Nhà đầu tư;
- Trong trường hợp số vốn của Nhà đầu tư là vốn vay hoặc vốn huy động, Nhà đầu tư cần cung cấp Bản cam kết hỗ trợ tài chính của công ty là Chủ sở hữu hoặc Bản cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, tín dụng và các Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của Nhà đầu tư;
- Bản sao Chứng thực Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê địa điểm đối với địa điểm Nhà đầu tư thuê để thực hiện dự án; Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đủ điều kiện Phòng cháy Chữa cháy; hoặc các tài liệu tương đương khác;
- Xin cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp
- Bản sao Chứng thực Chứng minh Nhân dân, Căn cước Công dân, Thẻ Căn cước hoặc Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Bản sao Hợp pháp Hóa lãnh sự và Dịch công chứng Giấy phép thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Bản sao Chứng thực Chứng minh Nhân dân, Căn cước Công dân, Thẻ Căn cước hoặc Bản sao Hợp pháp Hóa lãnh sự và Dịch công chứng Hộ chiếu đối với Người đại diện theo Pháp luật Công ty.
- Xin cấp Giấy phép kinh doanh (bán lẻ hàng hóa)
- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;
- Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán của năm gần nhất (trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên) hoặc xác nhận của ngân hàng về việc đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn.
- Công bố sản phẩm mỹ phẩm
- Bản chính hoặc Bản sao có Chứng thực hợp lệ Văn bản Uy quyền của Nhà sản xuất hoặc Chủ sở hữu của sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nh à sản xuất).
- Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Văn bản Ủy quyền phải là Bản có chứng thực chữ ký và phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Trường hợp không được miễn CFS: Bản dịch công chứng, nộp kèm Bản sao chứng thực Bản hợp pháp hóa lãnh sự (đối với các trường hợp phải hợp pháp hóa lãnh sự) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu (các trường hợp không được miễn CFS);
- Trường hợp được miễn CFS: tài liệu chứng minh theo từng trường hợp cụ thể được miễn.
-
THỜI GIAN THỰC HIỆN THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐÀU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- Đối với thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư: 07 – 15 ngày làm việc;
- Đối với thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp: 03 – 05 ngày làm việc;
- Đối với thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh Bán lẻ hàng hóa: 15 – 30 ngày làm việc;
Qua bài viết trên, VNLAW đã chia sẻ đến Nhà đầu tư toàn bộ thông tin về Thủ tục Thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, phân phối mỹ phẩm đối với Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam một cách chi tiết nhất. Trong trường hợp Nhà đầu tư cần giải đáp các thắc mắc liên quan đến Thủ tục Thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, phân phối mỹ phẩm đối với Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nhà đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi thông qua thông tin liên hệ phía bên dưới.
Với kinh nghiệm và chuyên môn đã được tích lũy trong lĩnh vực đầu tư, chúng tôi đảm bảo sẽ hỗ trợ các Nhà đầu tư nhanh nhất, hiệu quả nhất và chuyên nghiệp nhất.
MỘT SỐ BÀI VIẾT THAM KHẢO CÓ LIÊN QUAN
Hướng dẫn thủ tục gia hạn giấy phép đầu tư mới nhất 2023
Thủ tục điều chỉnh giấy phép đầu tư gồm những gì?
Tư vấn thay đổi trụ sở Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
___THÔNG TIN LIÊN HỆ___
VNLAW – TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP
Văn Phòng : Số 09 Vạn Phúc, Ngã tư Vạn Phúc Vạn Bảo, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 09.888.999.26
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn
Bài viết trên được viết theo phương diện tư vấn sơ bộ Thủ tục Thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, phân phối mỹ phẩm đối với Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bài viết không được coi là quy chuẩn, tiểu chuẩn để điều chỉnh hay thực hiện bất cứ một công việc, thủ tục pháp lý nào khác. Chúng tôi thông báo đến Nhà đầu tư được biết. Xin chân thành cảm ơn./.
- Từ khóa: Đầu tư nước ngoài phân phối mỹ phẩm