Giấy phép kinh doanh rượu
Với cơ chế mở rộng thị trường, các doanh nghiệp tại Việt Nam kinh doanh mặt hàng rượu ngoại ngày càng nhiều. Vì thế, thủ tục xin Giấy phép kinh doanh rượu đang trở nên phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ điểm qua trình tự cơ bản và điều kiện để có xin cấp phép.
1. Các bước cơ bản xin giấy phép kinh doanh rượu
Thương nhân kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) rượu gửi hồ sơ về Phòng Công Thương (Phòng Kinh tế) thuộc UBND cấp quận, huyện nơi thương nhân đề nghị mở địa điểm kinh doanh;
– Phòng Công Thương kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ của thương nhân.
– Phòng Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ thương nhân và các điều kiện cần thiết.
– Nếu hồ sơ và các điều kiện đáp ứng theo yêu cầu, Phòng Công Thương sẽ quyết định cấp Giấy phép kinh doanh rượu cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Phòng Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
2. Một số thông tin cần biết về việc xin cấp giấy phép kinh doanh rượu
Để mở cửa hàng kinh doanh rượu thì cần rất nhiều nguồn lực. Bên cạnh các nguồn lực cần thiết, việc làm hồ sơ kinh doanh rượu là việc hết sức cần thiết.
2.1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh rượu ( Đối với bán buôn hoặc đại lý bán buôn)
a) Thương nhân là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh hoạt động mua bán rượu;
b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị do Bộ Công Thương quy định;
c) Có kho dự trữ hàng, đáp ứng các yêu cầu về bảo quản chất lượng rượu, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ;
d) Có hệ thống phân phối.
2.2. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh rượu ( Đối với bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ)
a) Thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua bán rượu;
b) Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu về bảo quản chất lượng rượu và phòng, chống cháy, nổ.
Đối với rượu nhập khẩu đóng chai tại nước ngoài
– Phải có chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện hành.
– Phải có nhãn hàng hóa.
– Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
– Đã được dán tem rượu nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Đối với loại rượu đóng chai tại Việt Nam bằng nước cốt rượu nhập khẩu
– Phải là rượu do các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) nhập khẩu và đóng chai tại Việt Nam theo các quy định có liên quan.
– Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
– Phải có nhãn hàng hoá và trên các loại bao bì, nhãn hàng hoá ngoài phần ghi bằng tiếng nước ngoài còn phải ghi bằng tiếng Việt Nam: tên, địa chỉ doanh nghiệp đóng chai, số Giấy phép sản xuất. Không phải dán tem rượu nhập khẩu.
Đối với rượu sản xuất trong nước
– Phải là rượu do các cơ sở có giấy phép sản xuất.
– Phải đăng ký chất lượng sản phẩm và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
– Phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật. Trên các loại bao bì và nhãn hàng hoá phải ghi rõ: tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, số giấy phép sản xuất, số đăng ký chất lượng sản phẩm và độ cồn trong rượu.
– Thương nhân chỉ được hoạt động mua, bán hoặc đại lý mua, bán rượu các loại trên thị trường sau khi đã đăng ký kinh doanh và có Giấy phép kinh doanh rượu. Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh rượu trong phạm vi số lượng đã được công bố:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ngành nghề kinh doanh có ghi mặt hàng rượu).
– Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Đảm bảo vệ sinh môi trường tại các địa điểm kinh doanh rượu.
3. Một số thủ tục cấp giấy phép kinh doanh rượu
Trình tự thực hiện:
– Tổ chức, cá nhân có yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp tại Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
– Cán bộ Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, đúng qui định, công chức viết phiếu hướng dẫn cho công dân bổ sung, làm lại hồ sơ theo qui định. Trường hợp đủ điều kiện, đúng qui định thì ghi phiếu hẹn ngày trả kết quả.
– Đến hẹn tổ chức, cá nhân lên Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng nộp lệ phí (nếu có) và nhận kết quả
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh rượu bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận mã số thuế.
– Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ/hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu.
– Phí thẩm định: 1.200.000đ/Điểm kinh doanh/Lần thẩm định.
– Lệ phí cấp phép: 200.000đ/Giấy/Lần cấp Giấy phép
Đối với địa điểm kinh doanh rượu ( bán buôn hoặc bán lẻ rượu) hồ sơ gồm:
– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
– Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
– Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
4. Các căn cứ pháp lý
- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá.
5. Luật sư chuyên trách
– Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc chuyên trách Phòng Pháp luật Doanh nghiệp;
– Luật sư Trần Thị Huyền Trang – phó Phòng Pháp luật Doanh nghiệp.
Bải viết tham khảo:
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa;
- Giấy phép trung tâm ngoại ngữ;
- Giấy phép Trung tâm tư vấn du học.
____________________________
Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi quahotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) – Công ty Luật TNHH Đại Việt
Địa chỉ: Số 09 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội