Tin tức

Các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến thường gặp hiện nay

Hợp đồng là văn bản chứng minh sự hợp tác giữa các bên để hướng tới mục đích chung nhất. Tuy nhiên đôi khi do sự bất đồng về quan điểm dẫn đến tình trạng tranh chấp hợp đồng. Vậy các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến hiện nay là gì? Cách giải quyết chúng ra sao? Hãy cùng VnLaw tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!

Các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến
Các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến

Tranh chấp hợp đồng là gì?

Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn hoặc sự bất đồng ý kiến giữa các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng; trong việc thực hiện (hoặc không thực hiện) quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

Khác với vi phạm hợp đồng là hành vi đơn phương của một bên khi thực hiện khác với cam kết được ghi trong hợp đồng. Tranh chấp hợp đồng là do các bên không thống nhất với  nhau về việc đánh giá hành vi vi phạm; cũng như giải quyết hậu quả phát sinh từ hành vi vi phạm đó.

Các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến hiện nay

Tranh chấp hợp đồng dân sự và tranh chấp hợp đồng thương mại là hai trong các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến. Trong bài viết này, VnLaw sẽ chỉ đề cập đến tranh chấp hợp đồng thương mại.

Tranh chấp thương mại được chia thành 05 loại chính (căn cứ điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015):

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa các cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
  • Tranh chấp giữa người chưa phải thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng cổ phần vốn góp với công ty hoặc thành viên công ty;
  • Tranh chấp giữa công ty và các thành viên công ty; tranh chấp giữa công ty và người quản lý trong trong công ty TNHH hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần; giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập , hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định Pháp luật.


Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Có rất nhiều các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến khác nhau. Tuy nhiên tranh chấp hợp đồng thương thường được giải quyết theo bốn phương thức chính. Đó là thương lượng, hòa giải, thông qua tòa án và thông qua trọng tài.

Truy cập website của VnLaw để được tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng chi tiết và tận tình nhất!

Phương thức thương lượng

Cơ chế áp dụng phương thức là các bên xảy ra tranh chấp sẽ tự bàn bạc và thống nhất với nhau để giải quyết những bất đồng hiện có; không cần sự xuất hiện của bên thứ ba;

Quá trình thương lượng sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định của Pháp Luật; cũng như không phải tuân theo bất cứ quy trình hay thủ tục nào;
Việc thực hiện kết quả thương lượng sẽ phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp.

Phương thức hòa giải

Khác với phương thức thương lượng, phương thức này sẽ có thêm một bên thứ ba làm trung gian hòa giải tranh chấp giữa những bên còn lại;

Quá trình hòa giải cũng không bị Pháp luật chi phối và phải thực hiện theo quy trình nào;
Kết quả hòa giải có thành công hay không phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.

Phương thức thông qua Tòa án

Khi tranh chấp không thể điều hòa bằng phương pháp hòa giải hoặc thương lượng; các bên xảy ra tranh chấp sẽ gửi yêu cầu lên Tòa án. Tòa án sẽ tiến hành giải quyết nếu tranh chấp đó thuộc thẩm quyền của mình;

Quá trình hòa giải thực hiện theo quy trình chung qua 2 cấp xét xử và phải tuân thủ những quy định của Pháp luật;
Kết quả của phương thức này sẽ được đảm bảo thi hành bằng quyền lực Nhà nước.

Phương thức thông qua trọng tài thương mại

Phương thức được tiến hành theo yêu cầu của các bên xảy ra tranh chấp; và bắt buộc tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền của trọng tài; trọng tài viên là chủ thể giải quyết tranh chấp;

Đây là phương thức có thể đảm bảo quyền tự quyết cao nhất của tất cả các bên liên quan. Các bên có thể thỏa thuận và thống nhất lựa chọn trọng tài viên, địa điểm giải quyết,…; Phương thức này giúp đảm bảo bí mật của các bên xảy ra tranh chấp.

Xem thêm:


Việc tìm hiểu các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến cũng như các phương thức giải quyết tranh chấp sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong các tình huống tranh chấp trong thực tế. Truy cập ngay vào website của chúng tôi để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan.

Dịch vụ khác

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI  Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư thuận lợi và ưu đãi hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập...
Xem chi tiết

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết