Tin tức

Các bước thành lập công ty chuẩn bạn nên biết khi mở công ty riêng!

Các bước thành lập công ty riêng bao gồm những gì? Hãy cùng VnLaw đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Các bước thành lập công ty
Các bước thành lập công ty

Các bước thành lập công ty

Bước 1: Chọn loại hình công ty

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 05 loại hình công ty:

  • Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.


Bước đầu tiên trong các bước thành lập công ty là lựa chọn loại hình công ty. Các cá nhân, tổ chức nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân. Để lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp, bạn nên hiểu rõ về tính chất, đặc điểm cũng như điều kiện của những loại công ty này.

Bước 2: Xác định tên, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh

Tên công ty cần tuân thủ hướng dẫn được quy định rõ tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020. Lưu ý nhất là tên công ty không được trùng với tên của công ty khác đã được đăng ký.

Trụ sở chính của công ty phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam; lưu ý một số địa điểm không được phép đặt trụ sở doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật.

Đối với vốn điều lệ, tùy vào loại hình doanh nghiệp mà xác định vốn điều lệ phù hợp.

Bên cạnh những điều trên, khi thành lập, chủ doanh nghiệp cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh. Lưu ý những ngành nghề kinh doanh cần thêm một số điều kiện để thành lập doanh nghiệp. 

Xem chi tiết tại những vấn đề pháp lý cần biết khi thành lập doanh nghiệp

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp cần những loại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khác nhau. Trong các bước thành lập công ty, dây có thể là bước tốn nhiều thời gian nhất nếu bạn không chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhìn chung cần những loại giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH và công ty hợp danh);

Danh sách thành viên đối với công ty có từ hai chủ sở hữu trở lên;

Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các thành viên (cá nhân/ tổ chức) sở hữu công ty;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tình nơi mà đặt trụ sở chính của công ty.

Hồ sơ có thể được nộp qua 3 hình thức:

  • Nộp trực tiếp;
  • Nộp qua đường bưu điện;
  • Nộp trực tuyến.


Song song với việc nộp hồ sơ, tổ chức hoặc cá nhân phải nộp thêm một khoản lệ phí đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Thẩm định hồ sơ

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo lại cho doanh nghiệp để tiến hành sửa chữa. Nếu hồ sơ nộp hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 6: Làm con dấu và đăng ký mẫu dấu

Đây là giai đoạn quan trọng trong các bước thành lập công ty chuẩn. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cá nhân/ tổ chức nên đến cơ sở chức năng để làm con dấu pháp nhân. 

Sau đó cần đăng ký mẫu dấu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.

Bước 7: Đăng bố cáo

Trong thời gian 30 ngày bắt đầu từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần nộp một khoản phí để đăng bố cáo lên trên cổng thông tin doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Xem thêm:


Trên đây là các bước thành lập công ty chuẩn. Cá nhân/ tổ chức cần tuân theo trình tự thành lập doanh nghiệp như trên để tránh chậm trễ, thiếu sót trong quá trình làm hồ sơ. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật doanh nghiệp, hãy truy cập website của chúng tôi ngay để được giải đáp.

Dịch vụ khác

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ Khi hết thời hạn hoạt động của Dự án đầu tư mà Nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư cần thực hiện gia hạn....
Xem chi tiết