Vệ sinh an toàn thực phẩm là điều mà bất kỳ cơ sở ăn uống nào cũng cần phải có. Vậy cần chuẩn bị những gì để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm? Cùng đón đọc bài chia sẻ của VnLaw ngay dưới đây nhé!
Cơ sở pháp lý để cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Căn cứ theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010
- Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Dựa vào nghị định 115/20218/NĐ–CP.
Như thế nào là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm?
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm có: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
- Những cơ sở này thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau: giới thiệu, bảo quản, vận chuyển, buôn bán. Hoạt động buôn bán chẳng hạn như cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ.
Nếu các cơ sở có một trong số các giấy chứng nhận còn hiệu lực sau thì không cần giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Thực hành sản xuất tốt (GMP)
- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
- Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)
- Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC)
- Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn
- Bếp ăn bố trí khu thực phẩm sống và chín riêng biệt, đảm bảo không nhiễm chéo giữa hai khu vực
- Nước đạt tiêu chuẩn về chất lượng và đủ số lượng để phục vụ việc chế biến, kinh doanh
- Rác thải và chất thải phải được dụng cụ thu gom, chứa đựng và bảo đảm vệ sinh
- Cống rãnh phải thông thoát, không ứ đọng
- Nơi ăn uống phải thoáng mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại
- Thực phẩm phải có thiết bị bảo quản
- Người đứng đầu nhà ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm
- Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Địa điểm có diện tích phù hợp. Đồng thời có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác
- Đủ số lượng nước đạt quy chuẩn kỹ thuật nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Trang bị đầy đủ thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau. Cũng như có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại
- Hệ thống xử lý chất thải vận hành thường xuyên theo quy định về bảo vệ môi trường
- Duy trì và đảm bảo các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần được lưu giữ
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành
- Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm
Xem thêm:
- Điều kiện đăng ký hoạt động kinh doanh của các cơ sở giáo dục
- Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh
Trên đây là những thứ cần chuẩn bị để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hay khó khăn gì, hãy liên hệ ngay với VnLaw để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhé!