Công ty hợp danh là gì? Có đặc điểm như thế nào? Đây luôn là hai câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi trả lời các câu hỏi trên thông qua việc tìm hiểu các thông tin cơ bản về loại hình doanh nghiệp này trong bài viết dưới đây.
Công ty hợp danh là gì?
Theo quy định Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020,
Đặc điểm
Thành viên hợp danh:
Để thành lập công ty hợp danh, phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh. Ngoài ra có thể có thêm các thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp;
Các thành viên hợp danh sẽ không được làm chủ các doanh nghiệp tư nhân hoặc trở thành thành viên hợp danh của doanh nghiệp khác. Trừ khi trong trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại;
Không được quyền tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức cá nhân khác bằng cách nhân danh cá nhân khác (người khác) để thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề với công ty;
Thành viên hợp danh chỉ được quyền chuyển một phần vốn góp hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho cá nhân khác nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Thực hiện góp vốn và giấy chứng nhận góp vốn:
Tất cả các thành viên có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn theo cam kết.
Nếu thành viên hợp danh không thực hiện đúng nghĩa vụ trên gây thiệt hại cho doanh nghiệp; thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trường hợp thành viên góp vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ trên thì số vốn chưa góp đủ sẽ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Đặc biệt thành viên góp vốn có thể bị khai trừ theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Chỉ tại thời điểm góp đủ vốn theo như cam kết, các thành viên mới được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
Tài sản của công ty hợp danh:
Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
- Tài sản góp vốn của các thành viên mà quyền sở hữu đã được chuyển cho công ty;
- Tài sản được tạo lập dưới tên công ty;
- Tài sản thu được từ các hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh doanh nghiệp và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân để thực hiện;
- Các tài sản khác dựa trên quy định của pháp luật.
Đại diện theo và điều hành kinh doanh theo pháp luật:
Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp;
Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một hoặc một số công việc thì quyết định sẽ được thông qua dựa vào nguyên tắc đa số;
Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý những hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
Ưu điểm và hạn chế của công ty hợp danh
Ưu điểm:
- Có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người; dễ dàng tạo sự tin cậy đối với khách hàng; nâng cao hiệu quả kinh doanh;
- Do số lượng thành viên ít nên cơ cấu tổ chức gọn nhẹ; vấn đề điều hành, quản lý không quá phức tạp;
- Trình độ cá nhân và uy tín nghề nghiệp của các thành viên hợp danh thường rất cao;
- Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn đối với các thành viên hợp danh; doanh nghiệp dễ dàng vay vốn và hoãn nợ.
Nhược điểm:
- Cũng do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn nên rủi ro của các thành viên hợp danh là rất lớn;
- Công ty không được pháp phát hành loại chứng khoán nào mặc dù có tư cách pháp nhân;
- Các thành viên hợp danh sau khi rời khỏi doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ phát sinh từ cam kết trước khi thành viên đó rút khỏi doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.
Nếu bạn có hứng thú, hãy tham khảo thêm những bài viết dưới đây:
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về công ty hợp danh. Rất mong các bạn sẽ có thêm những kiến thức liên quan đến luật doanh nghiệp thông qua bào viết này.