Giải thể doanh nghiệp đang là vấn đề nóng hổi được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt là sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế gây ra bởi dịch bệnh Covid-19.
Để hiểu thêm về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi!
Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của DN với tư cách là một chủ thể kinh doanh. Việc giải thể sẽ tuân theo ý chí của chủ sở hữu hoặc cơ quan có thẩm quyền. Điều kiện giải thể là công ty phải thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Đây là việc doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách hợp pháp.
Giải thể khác với việc phá sản. Phá sản là khi DN không còn khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ khi đến hạn.
Tại sao phải giải thể doanh nghiệp?
Có nhiều lý do dẫn đến quyết định giải thể của các chủ sở hữu. Có thể là hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thua lỗ liên tục,…
Đối với các nguyên nhân dẫn tới việc giải thể DN, chúng tôi chia ra 2 nhóm chính. Nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài và nguyên nhân bên trong.
Nguyên nhân bên ngoài – Bắt buộc
Khi doanh nghiệp bị tịch thu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp có quy định khác từ Luật Quản lý thuế;
Doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Pháp luật trong thời hạn 6 tháng liên tục. Tuy nhiên lại không làm thủ tục chuyển đổi loại hình kinh doanh;
Nguyên nhân bên trong – Tự nguyện
Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty và không có quyết định gia hạn. Thời hạn hoạt động có thể do thỏa thuận giữa các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
Theo ý định của chủ doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp;
- Đối với công ty hợp danh: Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
- Đối với công ty TNHH: Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, Hội đồng thành viên;
- Đối với công ty cổ phần: Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Trường hợp giải thể tự nguyện có thể bắt nguồn do tình hình kinh doanh không ổn định, lợi nhuận thấp, thua lỗ kéo dài,… Chủ sở hữu quyết định giải thể để thu hồi vốn hoặc chuyển sang loại hình kinh doanh khác khả quan hơn.
Tuy nhiên tình hình kinh doanh bất lợi không nhất thiết phải dẫn đến tình trạng giải thể. Để ra quyết định hợp lý, công ty cần tìm đến những đơn vị tư vấn giải thể doanh nghiệp uy tín.
Điều kiện để giải thể doanh nghiệp
Khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 đã có quy định rõ ràng về những trường hợp đủ điều kiện để giải thể doanh nghiệp. Theo đó:
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Cho dù thuộc trường hợp giải thể bắt buộc hay tự nguyện, DN đều cần đáp ứng 2 điều kiện cơ bản trên mới được tiến hành giải thể. Nếu không sẽ không thể chấm dứt hoạt động kinh doanh thông qua giải thể. Và phải chuyển sang hình thức khác điển hình như phá sản.
Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về giải thể doanh nghiệp cũng như các vấn đề liên quan. Rất mong rằng qua bài viết này, VnLaw có thể giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp mình.